Chè đỗ đen là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt trong những ngày hè nóng nực. Món ăn này không chỉ giúp giải tỏa cơn khát mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.
Trong 100g chè đỗ đen nấu chín có khoảng 419 kcal, 13g đạm, 9,9g chất béo, 2,93g chất xơ, các vitamin có lợi như B1, B2, B6, E, K cùng một số các khoáng chất khác như anxi, sắt, kali, magie, phốt pho… Ngoài ra, chè đậu đen còn chứa nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư…
Tuy nhiên, với những người mắc gout hoặc những người có nồng độ axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ chè đỗ đen. Lý do là bởi thành phần chính của món chè này là đỗ đen – một trong những loại thực phẩm giàu purin.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100g đỗ đen chưa chế biến có khoảng 70-80 mg purin. Đây là mức purin không quá lớn nhưng khi nấu cùng đường khiến các chất dinh dưỡng biến đổi. Do đó, nếu ăn một lượng lớn chè từ hạt đỗ đen có thể khiến lượng axit uric dư thừa trong máu chuyển hóa thành tinh thể urat, lắng đọng ở các khớp gây viêm và đau nhức – triệu chứng điển hình của bệnh gout.
Ăn nhiều đỗ đen, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính của bệnh gout, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến các cơn gout trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn. Đặc biệt, đỗ đen chứa một lượng phytate nhất. Chất này còn có khả năng liên kết với các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, canxi… trong cơ thể, cản trở quá trình hấp thu và đào thải axit uric.
Vì vậy, người có axit uric cao nên hạn chế ăn chè đỗ đen. Tốt nhất chỉ nên ăn 1 lần/tuần để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.