1. Thực phẩm nhiều đường
Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn thực phẩm nhiều đường, vì thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng áp lực tiết insulin.
Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, sôcôla, bánh ngọt… Những thực phẩm này không chỉ khiến lượng đường trong máu tăng cao mà còn làm tăng cân và trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
2. Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột rất dễ gặp trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta như cơm, bánh bao hấp, mì sợi… Mặc dù những thực phẩm này không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu nhưng chúng có thể khiến lượng đường trong máu dao động.
Những thực phẩm giàu tinh bột dễ phân hủy thành glucose và đi vào máu. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và làm các triệu chứng của bệnh tiểu đường thêm nặng hơn.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến kháng insulin, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán, thịt mỡ, bơ…
4. Gan động vật
Gan động vật có thể bổ sung sắt và giảm thiếu máu, nhưng nếu ăn gan thường xuyên sẽ không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Hàm lượng cholesterol trong nội tạng động vật rất cao, nó có thể tích tụ trong cơ thể, dễ làm tăng lượng đường trong máu và lipid máu.
5. Thực phẩm nhiều muối
Những loại thực phẩm nhiều muối như đồ muối chua và các sản phẩm thịt chế biến sẵn chứa rất nhiều natri. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều muối trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng như cao huyết áp, bệnh tim mạch, đe dọa sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên chọn chế độ ăn ít muối.