Hoạt động thể chất thường xuyên
Tập thể dục là một công cụ mạnh mẽ để tăng cường độ nhạy insulin. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ thúc đẩy các tế bào cơ sử dụng glucose một cách hiệu quả, giúp hạ chỉ số đường huyết.
Kết hợp các bài tập aerobic như đi bộ hoặc bơi lội và rèn luyện sức mạnh vào thói quen hàng ngày giúp cải thiện đáng kể phản ứng insulin của cơ thể.
Ưu tiên giấc ngủ chất lượng
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để duy trì độ nhạy insulin. Thiếu ngủ có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố, bao gồm cả việc điều chỉnh insulin. Đảm bảo giấc ngủ chất lượng từ 7 – 8 giờ/đêm giúp ổn định lượng đường trong máu và cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin.
Áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý độ nhạy insulin. Những thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết trong máu. Việc kết hợp các chất béo lành mạnh như chất béo có trong bơ, các loại hạt và dầu ô liu cũng có thể cải thiện độ nhạy insulin.
Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với carbs tinh chế. Lựa chọn loại thực phẩm này giúp ngăn cản sự gia tăng lượng đường trong máu, giúp cải thiện độ nhạy insulin theo thời gian.
Duy trì cân nặng ở mức cân đối
Trọng lượng cơ thể dư thừa, đặc biệt là vùng bụng, có liên quan đến việc giảm độ nhạy insulin. Phương pháp giảm cân dần dần, tập trung vào thay đổi lối sống bền vững thay vì ép cân nhanh chóng, có thể cải thiện độ nhạy insulin. Đồng thời, việc giảm cân cũng có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe như tránh béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch…
Uống đủ nước
Uống nước thường xuyên và uống đủ nước giúp làm loãng nồng độ glucose trong máu. Điều này hỗ trợ quản lý insulin tốt hơn, giúp kiểm soát chỉ số đường huyết.