Luôn nghĩ về đồ ăn
Ghrelin – một loại hormone được tạo ra trong dạ dày của bạn. Công việc của ghrelin là đảm bảo cơ thể bạn có nguồn cung cấp năng lượng ổn định. Loại hormone này bắt đầu hoạt động khi bạn chưa ăn gì trong một thời gian, gửi tín hiệu đói từ ruột đến não để bảo bạn bắt đầu nghĩ về bữa ăn tiếp theo.
Đáng chú ý, ghrelin không chỉ tăng lên khi đói mà cũng tăng đột biến khi bạn giảm cân quá nhanh, dẫn đến cảm giác đói cồn cào và luôn nghĩ về đồ ăn.
Ăn không biết no
Hormone leptin được sản xuất trong các tế bào mỡ và nhiệm vụ của nó cũng là bảo tồn năng lượng. Khi bạn có đủ chất béo, cơ thể sẽ tạo ra nhiều leptin. Tuy nhiên, khi chất béo bắt đầu giảm đi, leptin cũng giảm theo, khiến bạn khó biết khi nào ăn no để dừng lại.
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Hormon không chỉ liên quan đến sự thèm ăn mà cũng ảnh hưởng đến việc đốt cháy calo của bạn. Đơn cử như leptin ngoài việc giúp bạn ăn ít hơn, còn giữ cho tuyến giáp và quá trình trao đổi chất của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, khi leptin giảm sau khi giảm cân, quá trình trao đổi chất cũng thường chậm lại, nghĩa là bạn sẽ phải ăn ít hơn để duy trì cân nặng.
Bụng to hơn
Căng thẳng có thể gây ra một số hậu quả không lường trước được như béo bụng. Chế độ ăn kiêng (đặc biệt là kế hoạch nhịn ăn) sẽ làm tăng cortisol – một loại hormone gây căng thẳng khiến chất béo tích tụ ở bụng. Nồng độ cortisol cao còn phá vỡ cơ bắp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.