1. Khát nước
Với người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến áp suất thẩm thấu huyết tương tăng lên, từ đó gây ra triệu chứng khát vào ban đêm.
2. Đói bụng
Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều có tình trạng kháng insulin hoặc tiết insulin không đủ. Trong trường hợp này, ngay cả khi người bệnh có chỉ số đường huyết cao, họ vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng đường trong máu do insulin không thể hoạt động, dẫn đến cảm giác đói.
Đồng thời, lượng đường trong máu càng cao thì người đó càng khó sử dụng glucose. Vì vậy, cơ thể sẽ tiêu thụ nhiều chất béo và protein hơn, điều này cũng sẽ gây ra cảm giác đói.
3. Số lần đi tiểu tăng
Có ba lý do chính làm tăng tần suất đi tiểu đêm ở bệnh nhân tiểu đường.
Đầu tiên, lượng đường trong máu cao có thể gây lợi tiểu thẩm thấu. Khi lượng đường trong máu cao, các chất hòa tan ở ống thận và ống góp sẽ tăng lên, làm giảm lượng nước được thận tái hấp thu, dẫn đến tần suất đi tiểu tăng lên.
Thứ hai, bản thân bệnh nhân tiểu đường dễ bị khát nước dẫn đến uống rất nhiều nước. Việc này sẽ gây ức chế sự tiết hormone chống bài niệu, có thể làm tăng tần suất đi tiểu.
Thứ ba, việc kiểm soát lượng đường trong máu kém có thể làm tổn thương thận, khả năng tái hấp thu nước của thận giảm dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn.
4. Khô da
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các triệu chứng mất nước và khô da.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu kém trong thời gian dài, dây thần kinh ngoại biên sẽ bị tổn thương. Điều này có thể gây viêm da, khô da và bong vảy.
Nguồn tin: https://laodong.vn/suc-khoe/4-dau-hieu-xuat-hien-khi-ngu-canh-bao-duong-huyet-tang-vot-1385319.ldo