Mỡ nội tạng giải phóng các cytokine gây viêm, góp phần vào sự phát triển của viêm nhiễm. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng và mạch máu, đồng thời là yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Có những loại thực phẩm cụ thể gây tăng mỡ nội tạng.
Ngũ cốc tinh chế
Carbohydrate tinh chế (chế biến) thường được tìm thấy nhiều nhất trong các món nướng như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng. Ngũ cốc tinh chế là loại bỏ cám và mầm thông qua quá trình xay xát. Quá trình này cũng loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng và chất xơ khỏi hạt, tạo ra carbohydrate đã qua chế biến, có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Carbohydrate tinh chế có thể khiến bạn tăng mỡ nội tạng, thúc đẩy tình trạng viêm.
Carbohydrate chưa qua chế biến như bánh mì nguyên hạt và gạo lứt là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Để giảm nguy cơ hình thành mỡ nội tạng, thay thế carbohydrate tinh chế bằng các lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt.
Rượu bia
Uống nhiều rượu bia gây viêm, tác động tiêu cực đến gan và có liên quan đến việc tăng mỡ nội tạng.
Đồ uống có đường
Đường tinh luyện chủ yếu được tìm thấy trong soda và các loại nước giải khát khác được làm ngọt bằng đường có thể là tác nhân chính gây ra chất béo nội tạng. Hấp thụ lâu dài đường bổ sung và đồ uống có đường có liên quan đến lượng mô mỡ nội tạng tăng.