Chế độ ăn nhiều calo lâu ngày
Đối với những người có lượng axit uric cao, việc chỉ tập trung hạn chế purin và rượu trong chế độ ăn hằng ngày là chưa đủ mà cần hạn chế cả lượng calo trong chế độ ăn uống.
Một chế độ ăn nhiều calo sẽ dẫn đến béo phì. Béo phì có thể gây kháng insulin, suy giảm dung nạp glucose… Hàng loạt yếu tố này sẽ làm giảm quá trình đào thải axit uric và tăng chuyển hóa purin.
Tăng cân là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh gút, trong khi giảm cân có thể kiểm soát nồng độ axit uric và giảm tần suất các cơn gút cấp tính. Vì vậy, những người có lượng axit uric cao nên lựa chọn chế độ ăn ít calo và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Ăn quá nhiều đường fructose
Khi cơ thể chuyển hóa fructose sẽ gây ra và kích thích sự hình thành axit uric thông qua một loạt các phản ứng, điều này cũng làm tăng hàm lượng axit uric nội sinh.
Ngoài ra, fructose còn ức chế sự bài tiết axit uric qua thận. Do đó, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều fructose thì nồng độ axit uric sẽ tăng cao.
Vận động quá mạnh
Tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh gút, trong khi tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh này.
Điều này là do trong quá trình tập luyện vất vả, chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng máu và lưu lượng máu qua thận giảm, đồng thời khả năng bài tiết axit uric giảm.
Vận động gắng sức cũng có thể làm tăng nồng độ glucocorticoid, khi hormone này tăng cao sẽ ức chế quá trình bài tiết axit uric ở thận, dẫn đến nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.
Vì vậy, những người có lượng axit uric cao nên tránh tập luyện vất vả và có thể chọn các bài tập aerobic vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, yoga,… Duy trì việc tập luyện 5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút, chú ý kiểm soát nhịp tim trong khi tập thể dục.