Trong một xã hội mà thông tin được đặt ra như một nhu cầu không thể thiếu, thì báo chí, với tư cách là phương tiện truyền thông đại chúng và là nguồn cung thông tin, luôn có vai trò hết sức trọng yếu. Không có báo chí, không thể tạo đủ nguồn cung để cân bằng cung – cầu thông tin cho xã hội.
Trong nghề báo, có lẽ khó nhất và giá trị nhất là tạo ra những tác phẩm báo chí có tính phát hiện – phát hiện những cái hay, cái mới, cái lạ, cái có giá trị… để tìm hiểu, để biểu dương, để làm theo, hoặc những cái lạc hậu, cái xấu, cái tiêu cực… để khắc phục, để cải tạo hoặc để đấu tranh phản bác.
Xuyên suốt quá trình “nâng cấp” chất lượng món ăn tinh thần của báo chí là nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, mà những tiến bộ kỹ thuật trong thời kỳ công nghệ 4.0 càng góp phần đẩy nhanh hơn.
Không thể phủ nhận sức mạnh của báo chí. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là bạn đọc. Chính sự đón đọc nhiệt tình của đông đảo bạn đọc đã cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho báo chí. Không có bạn đọc, báo chí không có lý do để tồn tại. Báo chí luôn biết ơn bạn đọc, vì lẽ đó.
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 19-06-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy số đặc biệt sẽ dành phần lớn nội dung cho chủ đề: Báo chí với các câu chuyện thời sự như chuyển đổi số, chuyện nghề, nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Bao gồm các bài viết:
– Sức mạnh của báo chí. (Nguyễn Quốc Uy).
– Nhức nhối vấn nạn vi phạm bản quyền báo chí. P/v PGS.TS. Đỗ Chí Nghĩa
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Đức Phan).
– Báo chí trước cơn sóng “di cư” của độc giả lên các nền tảng số. (Phan Anh).
– Báo chí và doanh nghiệp cộng sinh: trong thời đại số. (Nguyễn Đình Thành).
– Tòa soạn báo trước thách thức từ làn sóng AI tạo sinh. P/v TS. Ngô Bích Ngọc, Trưởng Khoa Truyền thông đa. phương tiện, Swinburne Việt Nam. (Thu Hoàng).
– Xu hướng báo chí hiện đại: Kiếm tiền từ mô hình newsletter mới. (Nguyễn Tuyến).
– Báo chí góp tiếng nói của người dân và doanh nghiệp. (Dũng Hiếu).
– Vai trò của báo chí qua góc nhìn đại biểu Quốc hội. (Đỗ Phong).
– Nhà báo có sứ mệnh: Mang lại giá trị gia tăng cho nông nghiệp. P/v ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Chu Khôi).
– Báo chí “chắp cánh” cho nông sản Việt bay xa. (Chương Phượng).
– Viết về đề tài ngân hàng: Chọn điểm cân bằng trên chiếc ván bập bênh. (Nguyễn Hoài).
– Truyền thông chính sách: Kinh nghiệm từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (Lý Hà).
– Tăng hiệu quả truyền thông: Báo chí gắn kết, đồng hành cùng doanh nghiệp. (Thu Hằng).
– Dấn thân vào thực tế: Báo chí đưa pháp luật vào cuộc sống. (Đỗ Mến).
– Quản lý và xử phạt “quyền lực thứ 5”. (Châu Anh).
– Kề vai sát cánh: Báo chí cùng doanh nghiệp vượt mọi khó khăn. (Vũ Khuê).
Ngày 2/6, Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Thời báo Kinh tế Việt Nam ra số báo đầu tiên hợp tác cùng Tập đoàn báo chí Ringiers AG (Thụy Sỹ) (2/6/1993 -2/6/2023). Thời báo Kinh tế Việt Nam trước đây và Tạp chí Kinh tế Việt Nam hiện nay luôn tự hào vì tờ báo đã trưởng thành mọi mặt, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam.
Cùng với chủ đề Báo chí chuyển đổi số, trong số báo đặc biệt này có rất nhiều câu chuyện được bật mí sau 30 năm…
Bao gồm các bài viết:
– Tạp chí Kinh tế Việt Nam: 30 năm không ngừng đổi mới, sáng tạo. (Song Hoàng).
– Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. (Hoàng Việt).
– Vượt lên giới hạn của báo chí truyền thống. (Lam Anh).
– Hài hòa giữa nghề nghiệp và trách nhiệm. (Nhóm phóng viên).
– Báo chí, doanh nghiệp: Đồng cam, cộng khổ vượt “sóng to, gió lớn”. (Nhóm phóng viên).
– Tự sự của một phóng viên “già”. (Vũ Hùng).
– VET trong tôi là… Thời báo Kinh tế Việt Nam luôn luôn là ngôi nhà thân thương của ký ức. (Lê Quang Vũ).
– Tôi đã viết báo như thế. (Dương Ngọc).
Cùng với chủ đề báo chí, cũng trong số báo đặc biệt này, chủ đề “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” tiếp tục được phản ánh và ghi nhận dưới góc nhìn đa chiều của các chuyên gia tại Diễn đàn Công nghiệp 4.0 năm 2023 vừa diễn ra vào ngày 14/6/2023.
Bao gồm các bài viết:
– Chuyển đổi số, “chìa khóa” rút ngắn hành trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. (Mạnh Chung).
– Rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Vy Vy).
– Phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam cần nhiều chính sách đặc thù. (Thủy Diệu).
– Xây dựng những trụ cột thúc đẩy ứng dụng AI. (Nhĩ Anh).
– Dỡ bỏ “rào cản”: Để công nghiệp năng lượng phát triển. (Huyền Vy).
– Chuyển đổi xanh… “khó” vì cơ chế. (Trâm Anh).
– Ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ AI: Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội. (Bảo Bình – Hoàng An).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam