Tiêu dùng là một trong 3 trụ cột quan trọng của “cỗ xe tam mã” kéo toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng, bao gồm: Đầu tư, Xuất khẩu và Tiêu dùng. Để kích thích tiêu dùng trong nước, không thể bỏ qua tín dụng tiêu dùng.
Theo dữ liệu từ FiinGroup, đến hết năm 2022, tổng dư nợ tiêu dùng cung cấp bởi các ngân hàng thương mại và 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép ước đạt 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 500 nghìn tỷ đồng so với năm 2021; chiếm 22% dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Hiện nay, chủ thể cung cấp tín dụng tiêu dùng được chia làm hai hệ thống: chính thức và phi chính thức.
Hệ thống cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại; công ty tài chính; trên 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; các tổ chức tài chính vi mô được cấp phép.
Hệ thống cho vay tiêu dùng không chính thức gồm các tiệm cầm đồ; tổ chức tài chính vi mô chưa đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty hay hộ kinh doanh cá thể; app; họ, hụi, biêu, phường…
Không phủ nhận rằng hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung (không xét yếu tố chính thức hay không chính thức) đã đáp ứng nhu cầu rất lớn về tài chính cá nhân đối với một bộ phận rất lớn người dân, đặc biệt là lao động phổ thông, công nhân, người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng nhanh và khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng cho thị trường chưa hoàn thiện nên thời gian qua đã xảy ra nhiều vấn đề gây bức xúc dư luận liên quan đến lãi suất cho vay và thu hồi nợ có tính chất đe doạ, khủng bố tinh thần người vay; thậm chí những người quen của người đi vay…
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 21-05-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm: “Để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh”, với các bài viết, ý kiến của người trong cuộc và chuyên gia với mong muốn các cơ quan quản lý và chủ thể tham gia thị trường hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường cho vay tiêu dùng hiệu quả, bền vững và lành mạnh.
Bao gồm các bài viết:
– Thị trường tài chính tiêu dùng: Cần dịch vụ đòi nợ thuê chuyên nghiệp. (Ánh Tuyết).
– Ba vấn đề then chốt trên thị trường cho vay tiêu dùng. (Hoàng Lan).
– Đòi nợ phải đúng pháp luật và khôn khéo thương thảo. (Phan Linh).
– Cho vay tiêu dùng kết hợp với đòi nợ đúng luật và có văn hóa. (Hải Vân).
Cùng nhiều bài viết khác:
– Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc bước vào thời kỳ phát triển mới. P/ ông Nguyễn Minh Vũ. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao. (Ngân Hà).
– Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. (Vũ Trọng Nghĩa).
– Ngành sản xuất là điểm sáng thu hút đầu tư Hàn Quốc. P/v bà Oh Young Ju
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam. (Phương Hoa).
– “Nóng bỏng” cuộc đua thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc. (Song Hoàng – Đặng Hương).
– Sự sụp đổ ngân hàng gần đây: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. (TS. Hoàng Kim Huyền – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Hà).
– Thời cơ lớn để chuẩn hóa, nâng cấp ngành hàng lúa gạo. (Chu Khôi).
– Hoàn thiện cơ chế phát triển năng lượng xanh. (Song Hà).
– Hiện thực hóa cam kết COP26: Chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo. P/v ông Bruce Delteil, Giám đốc điều hành, McKinsey & Company Việt Nam. (Anh Nhi).
– Gỡ vướng trong phòng cháy chữa cháy. (Phan Nam).
– Kinh tế Trung Quốc phục hồi không đều. (An Huy).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam