Cả một thời gian dài, thị trường bảo hiểm nhân thọ luôn duy trì tăng trưởng ở mức hai con số và được xác định là mảnh đất màu mỡ cho các tập đoàn bảo hiểm quốc tế lớn muốn đặt chân vào khai thác.
Nhưng có lẽ chưa bao giờ những “lùm xùm” liên quan đến bảo hiểm nhân thọ lại khiến cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin lớn nhất trong vòng 24 năm qua.
Sự nở rộ và tăng trưởng nhanh chóng của các dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, đặc biệt trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đã tạo ra lầm tưởng bảo hiểm nhân thọ là một kênh đầu tư sinh lời mà quên mất bản chất của bảo hiểm là bảo vệ khi xảy ra rủi ro.
Ở mọi lĩnh vực, phát triển nóng trong một thời gian dài sẽ phát sinh nhiều bất cập và bảo hiểm nhân thọ không ngoại lệ. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, công tác kiểm soát chất lượng của đại lý còn chưa tốt; chưa xử lý quyết liệt, dứt điểm các trường hợp đại lý vi phạm quy định (đặc biệt đối với các đại lý đã nghỉ/chuyển việc); thiếu các chế tài hiệu quả đối với các tổ chức đại lý. Việc xử lý khiếu nại của khách hàng trong một số trường hợp còn chưa chủ động, chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng vào ngành bảo hiểm…
Trong số báo mới phát hành vào sáng thứ Hai, ngày 08-05-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm cho câu chuyện thời sự này. Với chủ đề: “Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Khôi phục niềm tin sau khủng hoảng“, các bài viết sẽ phân tích, đưa ra quan điểm góc nhìn riêng từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp bảo hiểm, hiệp hội bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm cũng như cập nhật những diễn biến mới nhất từ thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Bao gồm các bài viết:
– Khôi phục niềm tin thị trường bảo hiểm nhân thọ. P/v ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. (Phan Linh).
– Hiểu đúng nhân tố tạo ra mức tăng trưởng của bảo hiểm nhân thọ. (Phan Linh).
– Đánh lận yếu tố rủi ro và sinh lời trong sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. (Dương Thành Đạt).
– Bảo hiểm nhân thọ: Cần giải quyết những vấn đề nổi cộm. (Hoàng Lan – Ánh Tuyết – Hải Vân).
– “Lỗi không nằm ở sản phẩm bảo hiểm mà ở người tư vấn”. P/v ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV). (Hải Vân).
– Khơi thông nguồn lực khổng lồ đang “đông cứng” trong bất động sản. (Phan Nam).
Cùng nhiều bài viết khác:
– Lạm phát đang giảm dần, cần ưu tiên hơn cho tăng trưởng. (Tiến Dũng – Thu Hằng).
– Sắp đưa ra bộ công cụ đánh giá ESG tại doanh nghiệp. P/v bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ngân Hà).
– Phát triển công nghiệp nội dung số: Giải “bài toán” bảo vệ bản quyền số.(Thuỷ Diệu).
– “Ác mộng” khủng hoảng trần nợ Mỹ. (An Huy).
– Cần bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. P/v TS. Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam. (Chu Khôi).
– Nhờ du lịch phục hồi: Nhiều “ông lớn” hàng không thoát lỗ. (Ánh Tuyết).
– Tìm giải pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. (Nhật Dương).
– Xuất khẩu vào Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi để thích nghi. (Vũ Khuê).
– Chuyển đổi số thành công, cần có giải pháp phù hợp. (Anh Nhi).
– Ngành thời trang “chạy đua” với biến đổi khí hậu. (Minh Nguyệt).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam