Sunday, 18 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Góc Nhìn > AI và thoái hóa tư duy
Góc Nhìn

AI và thoái hóa tư duy

Last updated: 18/05/2025 1:16 am
VnExpress
Share
SHARE

Tôi nhìn cháu mình làm bài tập. Nó không đọc sách, không gạch đầu dòng, chẳng cần giấy nháp. Nó gõ vào máy tính: “Bình luận 500 chữ về đoạn thơ sau của Xuân Diệu, dùng font Comic Sans”.

Tất cả những gì nó cần làm là tải file (tập tài liệu) xuống, thậm chí không phải sửa phông chữ.

“Chú thấy hiện đại và tiến bộ chưa?”, nó rời màn hình, quay lại hỏi tôi.

Không, không phải tiến bộ, đấy là dấu hiệu đại thoái hóa tư duy. Học sinh bây giờ không “học vẹt” nữa, chúng “học chat”.

Thế hệ Gen Z và Alpha nhanh nhạy công nghệ, nhưng mặt trái vẫn đang diễn ra: chúng có thể đánh đổi tư duy để lấy điểm số, đánh tráo khả năng suy nghĩ bằng mớ chữ vô hồn từ thuật toán thống kê. Lạm dụng AI chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến khả năng bồi đắp kiến thức và rèn luyện tư duy của nhóm người dùng trẻ – với lượng kiến thức nền tảng còn hạn chế.

Nhưng cấm đoán AI dường như là chuyện không tưởng trong thời đại này. Vấn đề còn lại là dùng thế nào cho phải cách?

Câu hỏi trên khiến tôi nhớ lại quãng thời gian vào tháng 12/2022, khi ChatGPT ra mắt và người dùng tại Mỹ có thể đăng ký sử dụng ngay. Lúc đó, trường Stanford chưa có quy định cụ thể, mỗi giảng viên tự quyết định. Một số người cấm hoàn toàn, trong khi những người khác chấp nhận AI như một công cụ cần thử nghiệm.

Lớp Nhập môn Lập trình mà tôi học, do GS Nick Parlante phụ trách, là một ví dụ. Ông cấm dùng AI, coi đây là hành vi tương tự sao chép mã nguồn từ Internet. Để kiểm tra, lớp áp dụng phần mềm MOSS nhằm phát hiện dấu vết sử dụng AI để giải bài tập. Phần mềm này tinh vi ở chỗ, dù sinh viên sửa tên biến hay chèn thêm các ghi chú hoặc cố tình làm đoạn code trở nên “loạn xạ” cho khác biệt, MOSS vẫn nhận ra. Ông thẳng thắn: “Cần một chính sách rõ ràng để giữ nguyên tắc lớp học”. Cách tiếp cận cứng rắn này không chỉ ngăn gian lận mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự tư duy.

Thay vì chỉ kiểm soát, Stanford còn điều chỉnh cách đánh giá. Ví dụ, sinh viên ngành Khoa học Máy tính được yêu cầu viết code trên giấy trong bài thi, thay vì gõ trên máy tính để hạn chế AI can thiệp. Giảng viên chấm điểm dựa trên logic giải quyết vấn đề và khả năng đọc hiểu, không đòi hỏi code phải chạy hoàn hảo hay đúng từng dấu chấm phẩy. Điều này khiến tôi tập trung vào quá trình suy nghĩ hơn là kết quả đúng/ sai, một bài học quý về bản chất của việc học.

Tuy nhiên, không phải ai cũng e ngại AI. Trong lớp Quản lý Thi công & Xây dựng, GS Martin Fischer – chuyên gia hàng đầu thế giới về thực tế ảo xây dựng – lại khuyến khích dùng AI càng nhiều càng tốt. Ông cực kì hào hứng, thậm chí thường chia sẻ những câu chuyện hài do ChatGPT sáng tác. Nhưng với các dự án nhóm mô phỏng tình huống thực tế, sinh viên buộc phải phân tích số liệu, lên kế hoạch và thuyết trình giải thích trực tiếp với giảng viên tại lớp – những kỹ năng AI không thể làm thay. Trải nghiệm này cho tôi thấy: Khi dùng đúng việc, AI có thể nâng cao hiệu quả mà không làm mất đi tư duy độc lập.

Trong lớp Hội thảo Công nghệ Bất động sản, thay vì viết luận thông thường, chúng tôi phải viết bài tiểu luận phản chiếu góc nhìn cá nhân, sau mỗi buổi gặp gỡ chuyên gia. Những bài tập đòi hỏi tư duy phản biện trước sự kiện thực tế này khiến AI trở thành công cụ thừa thãi – thậm chí còn tốn thời gian nếu cố “vay mượn”. Bởi lẽ, câu trả lời máy móc không thể thay thế được những chiêm nghiệm riêng từ góc nhìn, văn hóa, hay trải nghiệm sống của mỗi người.

Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới đang chủ động xây dựng chính sách quản lý việc sử dụng công cụ này trong học tập và nghiên cứu. Thay vì cấm đoán tuyệt đối, các trường lựa chọn cách tiếp cận linh hoạt, có kiểm soát – vừa tận dụng lợi ích của AI, vừa bảo vệ tính trung thực và phát triển tư duy độc lập cho sinh viên.

Tại Đại học Oxford, sinh viên được khuyến khích dùng AI như một công cụ hỗ trợ học tập, với điều kiện phải minh bạch việc sử dụng, đặc biệt trong các bài thi. Harvard, Stanford, MIT và Cambridge đều có quan điểm tương tự: AI có thể dùng để phác thảo ý tưởng, kiểm tra ngữ pháp, tìm kiếm tổng hợp thông tin – nhưng không được thay thế hoàn toàn nỗ lực cá nhân.

Ở châu Á, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa cũng xác định rõ ràng việc dùng AI phải tuân theo các quy tắc về trung thực học thuật và bảo mật dữ liệu. Một số trường như Đại học Bắc Kinh còn áp dụng chế tài nghiêm khắc, có thể tới mức thu hồi bằng cấp nếu phát hiện gian lận bằng AI.

Điểm chung của các chính sách này là sự linh hoạt, cân bằng. Nhiều trường cho phép giảng viên quyết định mức độ sử dụng AI trong từng môn học, thể hiện sự tin tưởng vào năng lực phán đoán của người dạy và khuyến khích đối thoại minh bạch giữa người học và người dạy trên một số nguyên tắc chung.

Thứ nhất, cấm đoán không đồng nghĩa với việc ngừng sử dụng. Trong thời đại mà AI đã tích hợp trong hầu hết phần mềm, lệnh cấm sẽ chỉ khiến sinh viên sử dụng lén lút, thiếu kiểm soát, đồng thời bỏ lỡ cơ hội học cách sử dụng AI có trách nhiệm. Thứ hai, sử dụng AI không có nghĩa là gian lận. Nếu sinh viên dùng AI để phân tích văn bản, đặt câu hỏi phản biện hay tìm góc nhìn mới, đó chính là học. Vấn đề không nằm ở công cụ, mà ở mục đích và cách thức sử dụng. Thứ ba, kỹ năng làm việc với AI là một phần quan trọng của năng lực tương lai. Giống như máy tính từng bị cấm vào lớp học cách đây vài thập kỷ nhưng giờ đây là công cụ không thể thiếu, AI sẽ trở thành một phần tự nhiên của môi trường học thuật và công việc. Nếu sinh viên không được hướng dẫn sử dụng đúng cách, họ sẽ mất đi lợi thế khi bước vào thị trường lao động.

Để quản lý AI trong giáo dục hiệu quả, cần tránh các câu hỏi ghi nhớ, thay vào đó là yêu cầu phân tích, tổng hợp và áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc sử dụng bài tập dự án thay vì bài thi truyền thống sẽ giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Thi cử viết tay, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra miệng và sử dụng bài tập tình huống cũng giúp đánh giá được khả năng tư duy độc lập và hạn chế gian lận. Ngoài ra, các buổi đào tạo về đạo đức khi sử dụng AI cũng rất quan trọng, cần được cập nhật và dạy ở trường thường xuyên.

AI không đáng sợ, nhưng nếu thiếu định hướng rõ ràng, nó có thể trở thành “chiếc gậy chống” khiến sinh viên mất dần thói quen tự tư duy. Thay vì cấm đoán, giáo dục cần những giải pháp linh hoạt. Điều quan trọng vẫn là giữ vững ranh giới giữa “hỗ trợ” và “thay thế”.

Bởi lẽ, dù công nghệ có tiến xa đến đâu, năng lực phản biện, sáng tạo và khả năng hợp tác vẫn là những giá trị cốt lõi mà con người cần tự mình vun đắp. Công nghệ càng hiện đại, con người càng cần quay về với hình thức tư duy nguyên bản nhất: tự hỏi, tự trả lời, và tự lớn lên từ chính những câu hỏi ấy.

Trình Phương Quân


Nguồn tin: https://vnexpress.net/ai-va-thoai-hoa-tu-duy-4885542.html

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article HLV Văn Sỹ Sơn xin thôi dẫn dắt Quảng Nam
Next Article Đình Bảo: ‘Nhờ vợ tôi mới tự tin’

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Góc Nhìn

Mạnh ai nấy sống

By VnExpress
Góc Nhìn

Mất gốc ngay tại quê hương

By VnExpress
Góc Nhìn

Thái độ trước nỗi đau

By VnExpress
Góc Nhìn

Thả ‘haha’ trước nỗi đau

By VnExpress
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?