Không ít người có thói quen uống trà vì chúng có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Tuy nhiên, trà chỉ tốt khi chúng ta biết sử dụng 1 cách điều độ, khoa học, tránh mắc phải những sai lầm.
Tác dụng to lớn của trà
Trà xuất hiện từ rất nhiều năm về trước, tới nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tác dụng chống oxy hóa có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm nhất khi nhắc tới trà. Chúng có không ít nhóm chất có tác dụng đẩy lùi nguy cơ lão hóa, bảo vệ sức khỏe của con người.
Đây còn là 1 trong những nguyên liệu tuyệt vời để bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp. Bác sĩ Anna Jacob, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Singapore đã khẳng định tác động mạnh mẽ của trà đến việc bảo vệ tim mạch. Flavonoids có trong trà cũng sẽ làm giảm máu đông, chống lại nguy cơ bị đột quỵ. EGCG có trong trà cũng là thứ quan trọng góp phần bảo vệ con người khỏi nguy cơ ung thư, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn.
Trà cũng được coi là 1 loại thức uống có thể giảm lượng đường trong máu. Polyphenol có trong thức uống này chính là thứ làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa đông máu. Từ đó, nó có thể ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, trà còn có thể kích thích sản sinh insulin, từ đó có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, người uống trà thường xuyên còn có thể kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa, duy trì làn da tươi trẻ, mịn màng. Trong cuộc sống đầy căng thẳng và mệt mỏi, nhiều người cũng chọn uống trà như 1 cách để giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn. Trà sẽ có tác dụng kích thích duy trì sự tỉnh táo, giúp con người có thể làm việc hiệu quả hơn.
Lưu ý khi uống trà
Tuy trà có rất nhiều tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người nhưng chúng ta không nên lạm dụng. Dùng sai cách cũng khiến trà giảm hoặc mất đi tác dụng đối với cơ thể bạn. Vì vậy mỗi người đều cần quan tâm tới cách uống trà đúng, phù hợp.
Nếu bạn đang có thói quen uống trà lúc đói bụng thì nên bỏ càng sớm càng tốt. Uống trà lúc đói dễ gây ra tình trạng buồn nôn, ợ nóng, tay run và tim đập nhanh. Không chỉ vậy, chúng ta nên uống trà sau bữa trưa khoảng 1 giờ hoặc sau bữa ăn sáng. Thói quen uống trà lúc vừa ăn cơm xong dễ khiến axit tanna kết hợp với chất sắt và làm hệ tiêu hóa làm việc “vất vả” hơn.
Mỗi người cũng không nên uống quá nhiều trà mỗi ngày. Thức uống nào cũng có những tác động cụ thể đến sức khỏe nhưng chúng ta tuyệt đối không nên lạm dụng. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều trà trong 1 thời gian ngắn, khả năng hấp thụ chất sắt sẽ bị suy giảm. Chúng cũng gây ra tình trạng chóng mặt, ợ chua… ở nhiều đối tượng. Theo Times of India, mỗi người không nên uống quá 3 cốc trà/ngày để không làm mất đi tác dụng của trà.
Không uống thuốc với trà là lưu ý tiếp theo đối với chúng ta. Nhiều người vẫn đang mắc sai lầm chí mạng này khiến tác dụng của thuốc bị suy giảm, cơ thể khó hấp thụ các dược chất. Tốt nhất bạn nên uống thuốc với nước lọc và chỉ uống trà khi không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Trà là nguyên liệu không nên để qua đêm. Lúc này chúng dễ sản sinh ra nấm mốc, vi khuẩn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Chúng ta chỉ nên sử dụng trà trong ngày, nếu còn thừa cũng không nên tận dụng tới ngày hôm sau. Những lưu ý này sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của chính mình.
(Tổng hợp)
Nguồn tin: https://cafef.vn/uong-tra-giam-luong-duong-trong-mau-ngua-ung-thu-nhung-mac-4-sai-lam-chang-khac-nao-tu-hai-minh-rut-ngan-tuoi-tho-188240112214824321.chn