Anh Lý (sống tại Quảng Châu, Trung Quốc) và vợ đều là những người thuộc thế hệ 9x vừa mới bước sang độ tuổi 30. Họ đã kết hôn được 5 năm và có một mái ấm hạnh phúc. Đều là những người trẻ nên cả hai đều có những hoài bão lập nghiệp của mình.
Mắc ung thư gan do ăn trứng
Tuy nhiên gần đây, anh Lý cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Anh cho rằng công việc quá bận rộn nên đó là chuyện bình thường. Sau một tuần, anh vẫn cảm thấy không khỏe, thậm chí còn bị nôn mửa và đau bụng. Sau khi vợ biết được tình trạng bệnh của Adam, chị cũng bất ngờ rằng mình cũng đang có những biểu hiện tương tự.
Cả hai vợ chồng vội vã xin nghỉ và đến bệnh viện khám. Sau khi kiểm tra toàn diện, bác sĩ phát hiện gan của họ có một khối u. Kết quả trả về, họ bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư gan.
Sau khi nghe tin dữ, hai vợ chồng như chết lặng. Họ thực sự không hiểu nổi, cơ thể vẫn khỏe mạnh như vậy tại sao có thể mắc ung thư gan được?
Sau khi trao đổi, bác sĩ phát hiện ra rằng nguyên nhân căn bệnh có liên quan mật thiết đến những quả trứng họ ăn hàng ngày! Cặp vợ chồng trẻ này thường xuyên ăn trứng vào buổi sáng và kết quả là họ đều bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
Theo lời kể của cả hai, người vợ cho rằng cả hai đi làm vất vả nên bị mất sức, cần bồi bổ nên sẽ nấu vài quả trứng mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng.
Vấn đề nằm ở thói quen của họ. Vì người vợ có tâm lý quá cẩn thận và cảm thấy trứng mua ở ngoài không sạch sẽ nên rửa thật sạch trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.
Cô không biết rằng trên vỏ quả trứng có một lớp màng bảo vệ mà mắt thường không nhìn thấy được, nếu gặp nước sẽ bị phá hủy. Vào thời điểm này, nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau sẽ lợi dụng sự thiếu hụt và tạo ra aflatoxin.
Chất này đã được Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào danh sách chất gây ung thư hạng nhất vào năm 1993. Nó cũng rất dễ phát tán, và sẽ không mất nhiều thời gian để chất độc bao phủ toàn bộ thực phẩm. Ngay cả ở nhiệt độ rất cao cũng khó có thể loại bỏ.
Ăn trứng gà như thế nào là tốt nhất?
Các chuyên gia cảnh báo không nên ăn quá nhiều trứng gà, vì cơ thể chỉ hấp thụ được một khối lượng chất dinh dưỡng nhất định, nếu hấp thụ quá nhiều một chất nào đó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất.
Do vậy chúng ta cần kiểm soát lượng dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ. Tuy trứng gà là một loại thực phẩm bổ ích, nhưng người lớn chỉ nên ăn 3 quả/mỗi tuần. Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, tuy nhiên một tuần chỉ nên ăn 1- 2 quả/tuần.
Sau khi so sánh tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của trứng không qua nấu chín và đã qua chế biến, bác chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn trứng luộc, do giá trị dinh dưỡng bị hao hụt của trứng luộc tương đối nhỏ, tỷ lệ hấp thụ cao hơn lại giữ được hương vị nguyên bản nhất.
Bên cạnh đó, khi ăn trứng nên ăn hết cả quả, đừng chỉ ăn lòng trắng mà bỏ lòng đỏ đi, hoặc ngược lại. Ăn cả quả sẽ giúp bạn hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng của trứng gà nhất có thể.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi lấy trứng gà ra khỏi tủ lạnh cần mang đi chế biến hoặc ăn ngay, đừng để trứng bên ngoài quá lâu. Bởi vì khi bỏ trứng ra khỏi tủ lạnh, lượng nước bám ở vỏ trứng sẽ dần len lỏi vào bên trong lòng trắng trứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, khiến trứng bị biến chất.
Theo Sohu