Sau tuổi 50, hầu hết mọi người sẽ dần bộc phát những căn bệnh tiềm ẩn khác nhau trong cơ thể. Giai đoạn này còn được gọi là “tuổi nguy hiểm”. Nếu không chú ý sức khỏe, bạn có thể bị suy kiệt bất kỳ lúc nào và rất khó để hồi phục. Vì vậy, để có thể sống khỏe và sống lâu khi đã qua tuổi 50 một cách an toàn, mọi người nên chú ý đến việc duy trì 5 thói quen sau
1. Tuân thủ chế độ tập luyện vừa phải
Vận động gắn liền với sức khỏe, thế nên mọi người nên siêng năng luyện tập thể dục nhiều hơn. Hiện nay, nhiều người tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chơi thể thao, tập thể dục, nhưng vì nhịp sống bận rộn mà thường lơ là việc này.
Đặc biệt là những người đã ngoài 50 tuổi, bạn càng nên chú ý nhiều hơn đến việc duy trì sức khỏe thể chất của bản thân.
Ở người cao tuổi, các chức năng của cơ quan trong cơ thể dần chậm, suy thoái rõ rệt, đặc biệt là xương và mạch máu sẽ bị lão hóa nhanh nhất. Do đó, bạn nên cố gắng vận động nhiều hơn, thông qua vận động có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu, độ đàn hồi của mạch máu, giúp giảm tắc nghẽn mạch máu.
Tuy nhiên, cũng chính vì tuổi tác đã cao nên việc tập luyện của chúng ta càng nên đặc biệt lưu tâm nhiều hơn. Bởi vì thể lực không còn như người trẻ, nên chúng ta cần kiểm soát khối lượng và thời gian luyện tập.
2. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố quyết định chính đến sức khỏe. Thật không may trong xã hội ngày nay, chúng ta đã bỏ qua thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chuyển sang tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến sẵn thường chứa các hóa chất độc hại.
Mặc dù chế độ ăn uống trung bình của người Mỹ bao gồm nhiều thịt và sữa, nhưng đó không phải là chế độ ăn uống phổ biến cho mọi người ở mọi quốc gia. Cụ thể là ở Okinawa (Nhật Bản), chế độ ăn của người dân bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Ở nơi đây, rất nhiều người dân sống tới 110 tuổi, trong khi ở Mỹ bạn hiếm khi thấy điều đó.
Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc kết hợp nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống của mình, như trái cây và rau củ quả. Nếu bạn đang đưa vào cơ thể các thực phẩm đã qua chế biến và có chứa các hóa chất độc hại, nó sẽ chỉ gây hại cho sức khỏe của bạn mà thôi.
3. Duy trì thói quen ngủ lành mạnh
Một số nghiên cứu được thực hiện trên hàng triệu người cho thấy thời gian ngủ tỷ lệ thuận với tuổi thọ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giấc ngủ có liên quan mật thiết đối với một loạt những rối loạn, bao gồm: tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường, thậm chí suy giảm chức năng miễn dịch.
Muốn biến giấc ngủ trở thành nguồn siêu năng lượng bạn cần đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Hãy đảm bảo phòng của bạn đáp ứng đủ tiêu chí để có một giấc ngủ ngon là tối và yên tĩnh. Tắt đèn, kéo rèm, tắt tất cả các thiết bị điện tử hoặc để nó ra khỏi phòng trước khi đi ngủ.
4. Duy trì tâm trạng ổn định
Nóng giận là một cách bộc lộ cảm xúc và có thể giúp giải toả căng thẳng ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, những cơn giận dữ có thể làm tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể. Tâm trạng thay đổi thất thường, catecholamine tiết ra làm tăng lượng đường trong máu, vì thế độc tố tăng lên, ảnh hưởng chức năng giải độc của gan.
Tâm trạng thất thường không chỉ ảnh hưởng đến gan, mà nách và phổi cũng bị tổn thương. Theo thời gian, nước da sẽ bị xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa. Y học cổ truyền đã chiêm nghiệm: “vui nhiều hại gan, buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, nghĩ nhiều hại tỳ, sợ nhiều hại thận”.
Do đó, để sống vui, sống khoẻ, con người nên kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh suy xét mọi vấn đề, không nên “nóng giận mất khôn”, vừa giúp bản thân kéo dài tuổi thọ vừa không làm phiền tới mọi người xung quanh.
Một số phương pháp đơn giản giúp bạn giữ thái độ tích cực trong cuộc sống có thể kể đến như: Tạo dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh, luôn làm việc với mục tiêu rõ ràng, xây dựng kế hoạch sinh hoạt hợp lý, dành thời gian cho bản thân để sống với điều mình thích hoặc thử những thứ mới mẻ hơn, khi gặp khó khăn nên hít vào thật sâu để lấy lại bình tĩnh, sau đó hãy tìm cách gỡ rối vấn đề…
5. Khám sức khoẻ định kỳ
Chẩn đoán sớm là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật và gia tăng tuổi thọ. Vì vậy bạn cần quan tâm đến sức khỏe bản thân bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và toàn diện.
Hàng năm, bạn nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe cũng như làm một số xét nghiệm như: công thức máu và sinh hóa máu, tuyến giáp và xét nghiệm cần thiết để phát hiện những thiếu hụt tiềm ẩn về các nhóm vitamin như vitamin D, vitamin B, sắt và magie (tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để thực hiện một loạt các chức năng thiết yếu).