Friday, 23 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Đời Sống > Nợ nần chồng chất, phải lấy thẻ tín dụng để trả lương và cú đổi đời sau 10 năm
Đời Sống

Nợ nần chồng chất, phải lấy thẻ tín dụng để trả lương và cú đổi đời sau 10 năm

Last updated: 24/10/2023 5:59 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE


CEO 30 tuổi kể về 2 lần vấp ngã để đời: Nợ nần chồng chất, phải lấy thẻ tín dụng để trả lương và cú đổi đời sau 10 năm - Ảnh 1.

Sae Hyung-jung nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trước đây – thời điểm vẫn phải ôm gánh nặng cơm áo mỗi ngày sau khi thành lập công ty trí tuệ nhân tạo (AI) giúp sinh viên cải thiện điểm thi đại học. Công ty làm ăn thua lỗ khiến chàng trai này đau đầu.

“Tôi đã mắc nợ quá nhiều, thậm chí phải dùng thẻ tín dụng để trả lương cho nhân viên”, Sae Hyung-jung chia sẻ với CNBC.

Mười năm sau, cuộc đời Sae Hyung-jung sang trang. Anh hiện là nhà sáng lập kiêm CEO oVice – một nền tảng văn phòng trực tuyến hỗ trợ các nhóm làm việc từ xa, cho phép các đồng nghiệp giao tiếp với nhau kể cả không phải trong cuộc họp.

Cuối năm 2022, oVice huy động thành công 32 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài. Vòng gọi vốn mới nhất đã nâng tổng số tiền huy động được của oVice lên 45 triệu USD.

Hãy xem cách Sae Hyung-jung đã học được gì từ những thất bại của mình.

Thích ứng là chìa khóa

Sae thừa nhận, vấn đề lớn nhất khiến công ty khởi nghiệp AI gặp thất bại là do anh không “tìm được thị trường”.

“Nền tảng AI của tôi xoay quanh kỳ thi mà các sinh viên nước ngoài muốn đến Nhật Bản cần phải thực hiện”, anh chia sẻ khi đề cập đến Kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế (EJU). Vào năm 2017, Sae đã phải dự một kỳ thi tương tự và rất vất vả ôn tập.

“Không có nhiều sách để học cho EJU … Tôi đã thu thập các câu hỏi từ các kỳ thi đại học Nhật Bản và tạo ra một AI phát triển các câu hỏi giúp cải thiện điểm số. Nhưng vào thời điểm đó, chỉ có 1.000 người tham gia kỳ thi này mỗi năm. Thị trường thật sự quá nhỏ hẹp”, Sae nói.

Và thế là bất chấp quyết tâm của Sae, nền tảng đã phải vật lộn để tồn tại.

“Tôi rất ám ảnh với việc giữ cho công ty hoạt động. Đó là sản phẩm tâm huyết của riêng tôi”, Sae kể.

Cuối cùng, Sae đành chấp nhận bán công ty. Số tiền nhận được đủ để trả hết nợ nần và làm lại từ đầu. Với anh, khởi nghiệp là một “hành trình không ngừng nghỉ”.

Trước đó, ý tưởng kinh doanh môi giới thương mại kết nối các công ty với nhà phân phối ở Nhật Bản và Hàn Quốc của Sae cũng thất bại. Công ty phải đóng cửa sau 1 năm.

“Năm 2011, có một trận động đất lớn ở Nhật Bản. Thật là điên rồ … khách hàng của tôi ở Hàn Quốc nhập khẩu sản phẩm từ Nhật Bản, giá đã tăng gấp đôi”, Sae nhớ lại.

Qua những trải nghiệm của bản thân, Sae nhận năng lực thích nghi là yếu tố tiên quyết. “Nếu nó không hiệu quả, không sao cả. Tôi sẽ bắt đầu một việc khác. Càng linh hoạt thì càng thành công”.

Thêm một ý tưởng khởi nghiệp mới

Tháng 2/2020, vì lý do công việc, Sae đến Tunisia – cách Italy khoảng 925 km. Vào thời điểm đó, đại dịch COVID-19 hoành hành. Tunisia trở thành tâm điểm của đợt bùng phát đầu tiên.

“Chính phủ Tunisia thông báo chúng tôi cần phải rời khỏi nơi đây, tuy nhiên các chuyến bay đến Nhật Bản chỉ có một lần/ngày và điều này là không thể”, Sae nói.

Mắc kẹt ở Tunisia, Sae phải làm việc từ xa. Điều này nhanh chóng khiến anh chàng chán nản. “Khi làm việc tại văn phòng, tôi có thể yêu cầu cập nhật dự án và nhanh chóng tìm được điểm nghẽn. Tôi cũng có thể phát hiện nhanh ra các vấn đề từ các cuộc trò chuyện”, anh giải thích. “Giao tiếp thông qua Zoom, Slack… không mang lại trải nghiệm tương tự. Nếu mất điện, bạn không còn biết bất cứ điều gì đang xảy ra trong công ty”.

Ý tưởng với oVice ra đời. Nền tảng văn phòng ảo cho phép người dùng tiếp cận đồng nghiệp để bắt đầu một cuộc chuyện, giống hệt như trong một văn phòng thực. Nếu không muốn bị nghe lén, người dùng có thể “khóa” cuộc trò chuyện hoặc đưa nó đến một phòng họp ảo riêng tư.

“Tôi rất thích nó. Tôi tin rằng những người như tôi cũng sẽ hài lòng”, Sae nói.

oVice ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 8/2020. Một lượng lớn các công ty đã trả tiền cho dịch vụ này. “Các công ty bắt đầu nghĩ về giao tiếp và tương tác với công việc từ xa và oVice giúp họ làm điều đó”.

Phát triển tính năng mới

Công ty mới của Sae thành công rực rỡ trong suốt 2 năm đại dịch. Sau khi các quốc gia nới lỏng lệnh hạn chế và người lao động bắt đầu quay trở lại văn phòng, oVice lập tức chuyển trọng tâm sang các công ty cung cấp chế độ làm việc kết hợp từ xa và ở văn phòng (hybrid work).

“Họ sẽ trở lại văn phòng, nhưng không có nghĩa là làm việc trực tuyến biến mất”, Sae nói và tự tin nền tảng của mình sẽ tiếp tục phát triển.

Theo trang web của công ty, tính đến cuối năm 2022, oVice sở hữu mạng lưới khách hàng hơn 2.200 công ty trên toàn thế giới. “Doanh thu đạt hơn 10 triệu USD trong năm 2022”, Sae nói.

Nhìn lại hai thất bại trước, Sae tâm sự với CNBC: “Thất bại đã dạy cho tôi những bài học quan trọng. Công việc kinh doanh giờ đây trở nên dễ dàng hơn nhiều”, anh cười nói.

Theo: CNBC

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Cựu CEO Bamboo Airways lại trở thành CEO mới của Vietravel Airlines
Next Article Vingroup ghi nhận doanh thu kỷ lục gần 2 tỷ USD trong quý 3/2023 nhờ doanh số xe điện tăng và bàn giao các căn thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2,3

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Quân đội Trung Quốc, Campuchia, Lào tham gia diễu binh

9h10 Lực lượng đi qua nhiều tuyến đường, giao lưu với người dân Sau khi diễu…

By Cafe Bệt

13 thành viên trong nhóm lừa đảo cờ thế bị bắt

Trung QuốcMột nhóm lừa đảo gồm 13 thành viên trong gia đình bị bắt vì…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Đời Sống

Ở được 2 tháng thì hối hận vô cùng

By Cafe Bệt
Đời Sống

Có cần bỏ chỉ tôm trước khi ăn không? Lão ngư dân tiết lộ câu trả lời, tôi như được “khai sáng”

By Cafe Bệt
Đời Sống

Việt Nam trồng nhiều, người dân đem bán, kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

By Cafe Bệt
Đời Sống

Ăn vào bổ đủ đường nhưng nhiều người chê

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?