Kinh tế học có một khái niệm mang tên “chi phí chìm” nhằm đề cập đến những khoản phí đã được thanh toán nhưng không thế lấy lại được gì như tiêu tốn về thời gian, cảm xúc hay năng lượng…
Trong cuộc sống, nhiều người thường ngại bỏ qua chi phí chìm. Khi mua một vé xem phim nhưng xem được nửa giờ và phát hiện ra đó là bộ phim dở song bạn vẫn “cắn răng” để xem nó đến hết vì tiếc tiền vé. Đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bạn vẫn cố tốn nhiều giờ đồng hồ để đi hết con đường dẫu nó đông và không đẹp như tưởng tượng.
Làm việc trong một lĩnh vực nhiều năm, không nhận thấy triển vọng phát triển của nghề nhưng vì tiếc kinh nghiệm đã được tích luỹ nên nhiều người vẫn bám trụ để rồi cứ loay hoay và lo lắng.
Thời gian ngồi để cố xem một bộ phim dở hay chấp nhận đi làm việc tại ngành nghề không có tương lai chính là chi phí chìm đang ngầm bòn rút quỹ thời gian bạn mà không đem lại lợi ích gì. Vì thế chi phí chìm đáng kinh ngạc cho chúng ta biết rằng dừng lỗ kịp thời là cảnh giới cao nhất của đời người.
Những người dám cắt lỗ kịp thời sẽ thu được lãi lớn trong tương lai
Người Anh có một câu thành ngữ “It’s no use crying over spilled milk” (tạm dịch: Đừng khóc khi sữa bị đổ) ý chỉ đừng tốn thời gian cho những khó khăn nhỏ nhặt. Nhưng tại sao nhiều người vẫn không ngừng khóc trước những mất mát không quá lớn. Điều này được hiểu là do các chi phí chìm bị bỏ qua kích hoạt “hiệu ứng mất mát”.
Các nguyên cứu về tâm lý học hành vi đã phát hiện ra rằng cảm giác mất mát của con người mạnh hơn khoảng 4 lần so với cảm giác đạt được thành tựu.
Điều này tương ứng với việc nỗi đau mà bạn cảm nhận được khi thấy số tiền lớn bị mất lớn hơn nhiều so với niềm vui khi nhận được thứ gì đó có giá trị tương đương.
Khi chi phí chìm phát sinh, theo bản năng mọi người vẫn “cắn răng’ chịu và tiếp tục làm việc. Suy nghĩ này ăn sâu vào nhận thức của chúng ta. Nó kiểm soát suy nghĩ và thói quen khiến chúng ta đưa ra những lựa chọn phi lý vào những thời điểm quan trọng. Chúng ta luôn sợ mất nhưng quên rằng nếu từ bỏ bạn có thể đạt được nhiều hơn thế.
Ở thời điểm đầu Panasonic là công ty phát triển máy tính số 1 Nhật Bản và hàng đầu thế giới. Tuy nhiên khi IBM ra đời ở Hoa Kỳ, thứ hạng của Panasonic đã bị hoán đổi cho tập đoàn mới này. Khi những giám đốc điều hành của Panasonic đang loay hoay đưa ra kế hoạch để chiếm lại thị phần, chủ tịch Konosuke Matsushita khi đó đã đưa đưa ra quyết định kinh ngạc: Từ bỏ trực tiếp lĩnh vực sản xuất máy tính điện tử dù đã tiêu tốn nhiều chi phí.
Bắt đầu từ đây, Panasonic tập trung vào việc phát triển đồ điện gia dụng và tạo ra lối đi riêng của mình.
Trong khi đó Fujitsu và Hitachi, những công ty lựa chọn cạnh tranh với IBM ở thời điểm đó đểu nhận về thất bại.
Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lai là do bạn quyết định. Người khôn ngoan sẽ không bao giờ ngồi để than khóc cho những mất mát đã xảy ra. Thay vào đó họ tìm cách để bù đắp “vết thương lòng”.
Nhà văn Lin Yutang của Trung Quốc từng nói: “Thà từ bỏ một cách không ngoan còn hơn là gắn bó một cách mù quáng”.
Những người dám cắt lỗ kịp thời mặc dù họ có thể thua ở quá khứ nhưng có cơ hội thắng ở tương lai.
Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore từng viết trong bài thơ của mình: “Nếu khóc vì mất mặt trời, bạn cũng sẽ chẳng nhìn thấy những vì sao”. Vì thế người khôn ngoan luôn biết phải nắm lấy những vì sao khi ánh sáng mặt trời vụt tắt.
Kịp thời cắt lỗ là đang cho bản thân một cơ hội
Trong cuộc sống, không ai là không phạm phải sai lầm. Đôi khi sai lầm sẽ khiến chúng ta trưởng thành và trở nên tốt hơn. Nhiều khi, “cắt lỗ kịp thời” cũng chính là dũng cảm đối mặt với sai lầm của mình, từ bỏ những gánh nặng trong quá khứ, sẵn sàng hòa giải, tha thứ cho bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới có được tự tin, mới theo đuổi được tương lai tốt đẹp hơn.
Mệt mỏi vì những lỗi lầm trong quá khứ, cuối cùng sẽ chỉ khiến bạn mất đi tương lai tươi đẹp trước mắt. Học cách “kịp thời cắt lỗ” là học cách tha thứ cho chính mình, hòa giải với chính mình.
Cuộc đời của mỗi người đều vô cùng quý giá, chỉ khi chúng ta dũng cảm buông bỏ hết những ưu phiền, âu lo thì mới có thể dũng cảm tiến về phía trước. Cảnh giới sống cao nhất của người trưởng thành, chẳng qua cũng chỉ là “kịp thời cắt lỗ”. Biết cách “kịp thời cắt lỗ”, nắm chắc mọi thứ mới là cách sống tuyệt vời nhất.