Người đàn ông nhập viện sau khi ăn rau bina xào mà không chần trước, nguy cơ chạy thận suốt đời
Tờ tin tức buổi tối Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc) đưa tin, ông Lưu, 60 tuổi, mắc bệnh thận mãn tính, phải trả một khoản tiền khổng lồ vì nhập viện sau khi ăn một đĩa rau bina xào. Cái giá phải trả rất đắt, dự kiến ông sẽ phải chạy thận suốt đời.
Theo BS Wang Xinghuan (làm việc tại Quảng Đông, Trung Quốc), nếu ăn một lượng lớn thực phẩm có hàm lượng canxi oxalate cao trong thời gian ngắn, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi trong cơ thể con người tạo thành canxi oxalate. Lượng lớn canxi oxalate có thể gây viêm ống kẽ thận cấp tính, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng bệnh thận bất kỳ thì càng dễ bị.
Chuyên gia khuyên, những người có chức năng thận suy giảm, thận yếu hay mắc bệnh thận nào đó đều nên cẩn trọng ăn rau có hàm lượng canxi oxalate cao. Tốt nhất nên chần qua loại rau này trước khi nấu. Bạn cũng không nên ăn rau giàu canxi oxalate ở dạng tái, sống để tránh những hậu quả đáng tiếc.
5 loại rau củ tốt nhất nên chần trước khi ăn
Chần rau là khâu quan trọng trong quá trình sơ chế thực phẩm, giúp rau xanh và giòn ngon hơn. Đặc biệt có 5 loại rau củ chứa hàm lượng canxi oxalate cao, dù lười đến đâu bạn cũng nên chần trước khi chế biến, tránh những rủi ro cho sức khỏe thận.
1. Rau bina
Chần rau bina trước khi nấu chín giúp loại bỏ một phần canxi oxalate, một chất tự nhiên có thể gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi và có thể hình thành sỏi thận ở những người mẫn cảm.
Ngoài ra, quá trình chần rau bina cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng trên bề mặt lá.
2. Củ cải đường
Củ cải đường chứa nhiều canxi oxalate, gây cản trở việc hấp thụ các khoáng chất như canxi và có thể góp phần hình thành sỏi thận. Chần qua củ cải đường trước khi nấu chín giúp giảm một phần canxi oxalate, tránh gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, quá trình chần cũng giúp loại bỏ các vi khuẩn và giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu có thể tồn đọng trên củ cải đường.
3. Cần tây
Chần cần tây trước khi nấu có thể giúp giảm lượng canxi oxalate, từ đó giảm nguy cơ phát triển sỏi thận đối với những người có nguy cơ cao hoặc mẫn cảm với canxi oxalate.
Lưu ý, việc chần rau cần tây không hoàn toàn loại bỏ được tất cả canxi oxalate hay các yếu tố khác có thể gây bệnh thận. Nếu bạn có vấn đề về thận, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết cách ăn cần tây phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh hại thận.
4. Cà chua
Nhiều người hay ăn cà chua sống vì cho rằng ăn sống sẽ bổ dưỡng, nạp vào cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, ăn cà chua chín lại bổ dưỡng và an toàn hơn hẳn, giúp hấp thu đầy đủ dưỡng chất, nhất là khi được nấu chín với chút dầu mỡ.
Nguyên nhân bởi, cà chua sống chứa một lượng canxi oxalate nhất định. Nếu nấu chín, bạn sẽ không cần phải lo lắng ăn cà chua có thể gây hại thận ở những người có vấn đề về thận nữa.
Lưu ý thêm, ăn cà chua sống thông thường không gây hại cho thận nếu bạn không có vấn đề sức khỏe cụ thể hay rối loạn chuyển hóa nào đó. Cà chua sống cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, K, kali và chất xơ.
5. Củ dền
Ăn củ dền sống không được khuyến khích ở những người có tiền sử bệnh thận vì chứa lượng canxi oxalate cao.
Ngoài ra, củ dền sống cũng có thể chứa vi khuẩn và vi sinh vật có hại nếu không được rửa sạch. Chần qua củ dền trước khi nấu giúp giảm lượng canxi oxalate và tiêu diệt vi khuẩn, giúp chúng an toàn hơn để tiêu thụ.
Nguồn tin: https://cafef.vn/nguoi-dan-ong-60-tuoi-nhap-vien-sau-mot-lan-an-mon-rau-nay-xao-ma-khong-chan-truoc-nguy-co-chay-than-suot-doi-188240321150251274.chn