Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã chỉ ra rằng ăn những người ăn nhiều thực phẩm có vị cay như ớt hơn 1 lần 1 tuần có thể giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh hô hấp và bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng TH Chan của Harvard, Đại học Oxford và Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cùng nhau thực hiện một nghiên cứu kéo dài 8 năm. Họ đã xem xét dữ liệu từ 485.000 người, tuổi 30-79 ở Trung Quốc không có tiền sử bị ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ăn đồ cay 1-2 lần/ngày ít có khả năng tử vong hơn 14% do với người không ăn cay.
Trong những người tham gia nghiên cứu, có 30% ăn đồ cay mỗi ngày, sau thời gian theo dõi trung bình là 10,1 năm, người ta thấy rằng so với những người không bao giờ ăn hoặc ít ăn đồ cay: Người ăn cay hàng tháng giảm 12% nguy cơ ung thư thực quản, ăn 1-2 ngày/tuần giảm 14%, ăn 3-5 ngày/tuần giảm 16% và con số này ở người ăn cay 6-7 ngày/tuần là 19%.
Ăn cay thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt ở những người không hút thuốc, sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, ăn đồ cay cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Nhưng gia vị cay không có tác dụng chống ung thư đường tiêu hóa.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra những lợi ích khác của việc ăn cay, bao gồm: Kích thích thèm ăn, thúc đẩy lưu thông máu, chống lại cái lạnh, bảo vệ da, ngăn ngừa sỏi mật, giảm đau khớp, giảm đau tại chỗ, khử trùng,…
Con người vốn có lịch sử ăn cay từ lâu. Theo ghi chép, ớt là một loại thực phẩm bổ sung quan trọng của người Ấn Độ cổ đại. Vào khoảng năm 2000 TCN, người da đỏ địa phương ở Peru đã bắt đầu trồng ớt và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đến ngày nay, lợi ích bất ngờ của việc ăn ớt mới được các chuyên gia kiểm chứng. Ăn cay không chỉ nói đến ớt mà còn nhắc các loại thực phẩm bao gồm gừng, hành, tỏi,… có tính “hăng” trong y học phương Đông.
Theo nghiên cứu sơ bộ khác được trình bày tại Phiên khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2020, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn ớt có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và điều chỉnh lượng đường trong máu nhờ capsaicin, chất mang lại cho ớt vị cay từ nhẹ đến đậm đặc trưng khi ăn.
Để phân tích tác động của ớt đối với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 4.729 nghiên cứu từ 5 cơ sở dữ liệu sức khỏe toàn cầu hàng đầu (Ovid, Cochrane, Medline, Embase và Scopus). Họ phân tích dữ liệu để thực hiện 4 nghiên cứu lớn về kết quả sức khỏe cho những người tham gia tương ứng với mức tiêu thụ ớt.
Bên cạnh đó, họ thu thập hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 cá nhân ở Mỹ, Ý, Trung Quốc và Iran, sử dụng chúng để so sánh kết quả của những người ăn ớt với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt.
Theo đó, so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt, phân tích cho thấy những người ăn ớt giảm tương đối 26% tỷ lệ tử vong do tim mạch, giảm tương đối 23% tỷ lệ tử vong do ung thư và giảm tương đối 25% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng trong các nghiên cứu, việc tiêu thụ ớt thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bệnh tim mạch và do ung thư. Điều này nhấn mạnh rằng các yếu tố chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể”, tác giả Bo Xu, bác sĩ tim mạch tại Viện Tim, Mạch máu & Lồng ngực của Phòng khám Cleveland ở Ohio, Mỹ.
Theo The Week, Aboluowang