Giấc ngủ là phần quan trọng để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể và lợi ích cho sức khỏe. Vì thế, biết nên đi ngủ lúc mấy giờ để tránh bỏ qua khung thời gian “vàng” thì bạn sẽ có được giấc ngủ chất lượng, giúp khoẻ mạnh và sống thọ hơn.
Cơ chế của đồng hồ sinh học
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy từ 21 giờ là thời điểm cơ thể bắt đầu cần được nghỉ ngơi và thư giãn để có giấc ngủ chất lượng vào 1 – 2 giờ sau đó.
Duy trì giờ đi ngủ một cách đều đặn và khoa học sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.
Muốn biết nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt cho sức khỏe thì trước tiên bạn cần hiểu về cơ chế đồng hồ sinh học của cơ thể:
– 21 – 23 giờ: là thời điểm hệ miễn dịch đào thải chất độc nên cơ thể và tinh thần cần được thả lỏng, thư giãn dưới các hình thức khác nhau. Vì thế, dù là người bình thường hay người có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
– 23 – 1 giờ: là lúc gan thải độc và đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể đồng thời sử dụng triệt để chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể vào buổi ngày và cải thiện trao đổi chất. Khi cơ thể ở trạng thái ngủ say trong khoảng thời gian này sẽ đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động chức năng của gan.
– 1 – 3 giờ: túi mật tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu và thức ăn nên cơ thể cũng cần trong trạng thái ngủ say.
– 3 – 5 giờ: phổi thực hiện chức năng thải độc.
– 5 – 7 giờ: ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Vì thế việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, giảm thiểu độc tố vào cơ thể.
– 7 – 9 giờ: ruột non hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa nên rất lý tưởng cho bữa ăn sáng diễn ra, nhờ đó mà cơ thể cũng được cung cấp nguồn năng lượng đảm bảo cho hoạt động của ngày mới.
Nên ngủ lúc mấy giờ để sống thọ và khoẻ mạnh?
Theo trang Aboluowang cho biết, thời gian tốt nhất để đi vào giấc ngủ là từ 22-23h, khung giờ này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong liên quan đến tim mạch.
Nếu chúng ta không đi vào giấc ngủ trong khung giờ này rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
Bị mất ngủ, bạn nên tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Một số nguyên nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, đó là nhiệt độ trong nhà, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn. Đồng thời bạn không nên sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ sẽ giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Khống chế thời gian ngủ trong ngày, có thể có người ban đêm không ngủ được, ban ngày ngủ bù, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ hình thành một vòng luẩn quẩn.
Thói quen ngủ không đều đặn này sẽ cũng làm tăng khả năng mất ngủ. Điều cần lưu ý ở đây là ngay cả thời gian nghỉ trưa cũng nên trong vòng 20 phút và thời gian ngủ còn lại có thể dành cho buổi tối.
Bạn cũng nên tránh xa tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ trước khi đi ngủ như uống quá nhiều rượu, cà phê, đồ uống kích thích,… tránh vận động quá sức, tâm trạng cáu gắt, ăn tối quá no.
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã biết được nên ngủ lúc mấy giờ để sống thọ và khoẻ mạnh? Khi bạn có kế hoạch cụ thể và biết cách sắp xếp công việc của mình, bạn sẽ dễ dàng chia tay thói quen đi ngủ muộn để đến với khung giờ ngủ chất lượng, lúc đó, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ và phục hồi tốt nhất.
(Tổng hợp)