Theo Sohu, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tinh bột kháng đem lại những thay đổi tích cực cho những người gặp vấn đề về gan. Cụ thể, một chế độ ăn giàu tinh bột kháng có thể làm giảm bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách thay đổi thành phần của vi khuẩn đường ruột và giảm lượng chất béo trung tính cũng như men gan, vốn là những yếu tố có liên quan đến tổn thương và viêm gan.
Vậy tinh bột kháng là gì? Có nhiều trong loại thực phẩm nào? Hãy cùng tìm hiểu sau đây.
“Tinh bột kháng” là gì?
Tinh bột đề kháng hay tinh bột kháng (RS) là một dạng tinh bột không thể tiêu hóa được trong ruột non. Do đó, nó được phân loại là một loại chất xơ, đồng thời tinh bột đề kháng sẽ cung cấp khoảng 2 kcal/gam. Tinh bột đề kháng tự nhiên thường có trong một số thực phẩm như chuối, khoai tây, ngũ cốc, đậu và hạt được sản xuất hoặc biến đổi thương mại, đưa vào một số sản phẩm thực phẩm.
Tinh bột kháng đi qua ruột non một cách nguyên vẹn và sau đó được lên men trong ruột già, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) đóng vai trò như một nguồn năng lượng cho các tế bào ruột kết. Thực phẩm làm tăng lượng SCFAs trong ruột kết được cho là có lợi cho sức khỏe bằng cách giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào bất thường trong ruột.
Tác dụng của tinh bột khác đến các vấn đề về gan
Trong nghiên cứu được báo cáo ở trên, tổng cộng có 200 bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ được lựa chọn. Trong đó, 50% tương đương 100 bệnh nhân sẽ áp dụng chế độ ăn giàu tinh bột kháng (cao amylose) từ ngô. Kết quả cho thấy, cơ thể của nhóm này có những thay đổi tích cực như sau:
1. Giảm chất béo trong gan và giảm cân nặng
Hàm lượng chất béo trung tính trong gan của người có sử dụng tinh bột kháng đã giảm đáng kể. Trong đó, mức giảm tuyệt đối là 9,08% và mức giảm tương đối là 39,42%. Ngoài ra, cân nặng, chỉ số BMI… của người tham gia cũng giảm xuống theo chiều hướng tích cực thông qua việc giảm sự thèm ăn và lượng thức ăn trong thời gian ngắn, giúp quá trình tiêu hóa và trao đổi chất thuận lợi hơn.
2. Tổn thương gan được cải thiện
Những người tham gia nhóm sử dụng tinh bột kháng cũng giảm đáng kể alanine aminotransferase, aspartate aminotransferase và gamma-glutamyl transpeptidase. Các chỉ số này giảm xuống cho thấy tình trạng tổn thương gan đang giảm dần.
3. Rối loạn mỡ máu được thuyên giảm
Những người tham gia có sử dụng tinh bột kháng tiêu đã đạt được những tín hiệu cải thiện về chỉ số cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và lipoprotein cholesterol mật độ thấp cũng như giảm bớt tình trạng rối loạn lipid máu.
Thực phẩm nào chứa tinh bột kháng?
Nghiên cứu sử dụng sản phẩm tinh bột kháng chuyên dụng nhưng trong cuộc sống chúng ta cũng có rất nhiều loại thực phẩm chứa một số loại tinh bột kháng tự nhiên, tùy mức độ ít hoặc nhiều.
Tinh bột kháng thường được tìm thấy trong các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, khoai tây, chuối xanh.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu tinh bột (ví dụ như cơm, khoai tây, mì ống) được nấu chín sau đó để nguội cũng có thể hình thành tinh bột kháng.
Áp dụng nguyên tắc “5 ăn – 4 không” để cải thiện sức khỏe gan hàng ngày
5 ĂN
1. Ăn nhiều rau, trái cây giàu chất xơ
Nên ăn lượng rau đạt 300 gram mỗi bữa vào bữa trưa và bữa tối. Trong đó nên đa dạng các loại rau, bao gồm:
150 gram rau lá, chủ yếu là các loại rau lá xanh, bao gồm bắp cải, cải dầu, bắp cải, rau bina, rau dền…;
100 gram các loại củ quả nhưng không bao gồm khoai tây, khoai mỡ, khoai lang, củ sen..;
50 gram nấm và tảo.
2. Hạn chế mì gạo tinh chế và chọn ngũ cốc nguyên hạt
3. Ăn nhiều đậu hơn
4. Hạn chế ăn nhiều đường
Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).
5. Ăn protein chất lượng cao
Protein có thể bảo vệ tế bào gan và thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương. Vì vậy, nên tăng cường các chế độ ăn có chứa protein như các sản phẩm từ đậu nành, thịt nạc, cá và tôm.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến phương pháp nấu ăn, khuyến khích hấp, luộc, làm lạnh, xào, hầm, không nên chiên dầu và áp chảo, khi nấu ăn chỉ nên cho ít dầu, ít muối, và ít đường hơn để bạn có thể cân bằng giữa vị ngon và sức khỏe.
4 KHÔNG ĂN
1. Không ăn chế độ nhiều chất béo
Muốn tốt cho sức khỏe, sống thọ hơn thì nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo. Nếu đang thừa cân, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên rằng bạn nên ăn ít hơn 30% tổng lượng calo từ chất béo. Vì vậy, nếu cơ thể bạn cần 2.000 calo một ngày, bạn có thể ăn tối đa 65 gam chất béo mỗi ngày là phù hợp nhất.
2. Đừng để cơ thể bị đói
Hãy chắc chắn ăn đúng giờ. Trong tình trạng đói, để duy trì lượng đường trong máu, cơ thể sẽ phân hủy chất béo làm tăng axit béo tự do trong máu. Sau đó, một lượng lớn axit béo sẽ đi vào gan, dẫn đến tích tụ mỡ trong gan.
3. Ăn đầy đủ và cân bằng các loại dinh dưỡng
Một chế độ ăn không cân bằng dinh dưỡng, dù thiếu đạm hay thiếu chất xơ, đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp lipoprotein, dẫn đến không đủ “phương tiện” để vận chuyển chất béo ra khỏi gan.
4. Không uống rượu
Vì hơn 95% lượng rượu vào cơ thể được dị hóa ở gan nên việc uống rượu nhiều và lâu dài có thể gây ra bệnh gan, làm nặng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
*Nguồn: Sohu