Gia đình hòa thuận, hạnh phúc là kết quả của sự kết hợp giữa người vợ và người chồng, nhưng vào thời điểm quan trọng này lại là kết quả của sự quyết định của người đàn ông. Khi người đàn ông trong gia đình có “thói quen nghèo khó “không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng mà còn trực tiếp dẫn đến việc con cái không có tương lai.
Có một câu nói này rất hay: “Người quân tử có năng lực nhưng không nóng nảy. Người trung lưu có năng lực nhưng lại nóng nảy. Cũng có loại người không có năng lực và tính khí thất thường”.
1. Người cha hay la hét, quát mắng giận dữ
Đàn ông nên học cách kiềm chế và đừng mang cảm xúc về nhà. Nhà là nơi để nghỉ ngơi, nếu trở thành nơi tranh đấu thì cuộc sống này thật khó sống.
Khi một người đàn ông quen la hét sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí của gia đình. Mọi người đều tránh mặt đàn ông và về nhà với tâm trạng lo lắng.
Trong một gia đình ở Trùng Khánh, người đàn ông liên tục quát mắng vợ trước mặt các con. Cô con gái 9 tuổi rất sợ hãi và không biết làm cách nào để giúp mẹ. Khi cha mẹ bình tĩnh lại một chút, cô con gái viết một tờ giấy và đưa cho mẹ. Cô bé viết: “Cha mẹ ly hôn thì con sẽ theo mẹ”. Khi người phụ nữ nhìn thấy tờ giấy, bà gục xuống và bật khóc.
Những ngôi nhà ồn ào sẽ luôn tan vỡ. Gia đình không chia ly, lòng người cũng chia ly. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Người dũng cảm tức giận rút kiếm đâm vào kẻ mạnh hơn. Kẻ nhút nhát tức giận rút kiếm và đâm vào kẻ yếu hơn”.
Đàn ông có khả năng chinh phục thế giới, chứ không phải về bắt nạt vợ con. Dù vợ chồng có cãi nhau, người khôn ngoan vẫn im lặng. Là một người cha, dù khó khăn đến mấy, làm sao có thể phàn nàn trước mặt con cái? Âm thầm gánh vác và dành những điều tốt đẹp nhất cho con chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho con.
Ngay cả khi phải ép con đạt được thành công thì người cha cũng nên nghiêm khắc, nghiêm túc chứ không nên dùng bạo lực trong lời nói và hành động.
2. Người cha ham chơi những trò cấp thấp
Nhiều người đàn ông rất lười nhác. Thời gian làm việc của họ không nhiều, thu nhập chỉ đủ ăn hàng ngày. Về chi phí đi học của con cái và số tiền nuôi cha mẹ, anh không thèm quan tâm. Sự nghèo khó của đàn ông buộc phụ nữ phải làm việc chăm chỉ để nuôi sống gia đình. Khi phụ nữ không thể chịu đựng được nữa, gia đình tan vỡ.
Khi một người đàn ông đạt đến điểm lười biếng, anh ta thậm chí có thể không còn khả năng tự nuôi sống bản thân. Anh ta nợ nần khắp nơi và không có khả năng chi trả.
Bên cạnh kiểu đàn ông lười biếng còn có kiểu người chìm đắm và bia rượu, suốt ngày tụ tập bạn bè. Điều đáng buồn hơn nữa là một số người đã biến nhà của họ thành tiệm mạt chược, nơi chơi cờ bạc và nhà hàng. Hàng ngày, họ kéo bạn bè đến khiến gia đình không được phút giây yên tĩnh. Họ chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng.
Làm sao trẻ em có thể học tập trong môi trường như vậy? Vô hình chung, trẻ cũng học uống rượu và chơi mạt chược, điều này bắt đầu một giai đoạn tồi tệ nhất trong cuộc đời.
Một kiểu cha tai hại nữa là tán tỉnh phụ nữ khắp nơi, không coi trọng mối quan hệ vợ chồng. Trong mắt anh, hôn nhân là điều không được coi trọng và có thể gạt ra ngoài lề bất cứ lúc nào. Anh ta cũng cảm thấy con cái là gánh nặng, kéo anh xuống, ngăn cản anh đi tìm những mối quan hệ bên ngoài.
Là một người cha, một người đàn ông có thể không giàu có nhưng phải tích cực, đưa cả gia đình phát triển, nuôi dạy con cái học hành tử tế, nhìn ra thế giới và theo đuổi sự nghiệp.
3. Người cha coi thường việc học
Nhiều người làm cha không xem trọng việc học tập, dĩ nhiên là chẳng động viên việc học của con. Câu mà họ thường nói với con cái là: “Học không giỏi thì đi làm”. Họ lấy ví dụ nhiều đứa trẻ lớn lên chẳng cần học cao, đi làm tự do hay đi xuất khẩu lao động vẫn trở nên giàu có, xây được nhà lầu, tậu xe hơi.
Nhưng thực tế, những người giàu nhanh liệu có giữ được phong độ mãi? Hầu hết sau vài năm, cuộc đời và sự nghiệp của họ đều xuống dốc rất nhanh. Việc không có kỹ năng, bằng cấp, lợi thế khác sẽ khiến họ không còn sức cạnh tranh tranh khi tuổi tác cao.
Người cha không có kế hoạch lớn lao, chỉ nghĩ đến con cái lớn nhanh, đi làm rồi nuôi sống gia đình sẽ khiến số phận những đứa trẻ bị mắc kẹt. Ngay cả khi trẻ em đi làm cũng nên khuyến khích trẻ học một kỹ năng nào đó và đảm nhận các vị trí kỹ thuật.
Thomas Watson Jr., một người đàn ông giàu có, nhớ lại trải nghiệm trưởng thành của mình và nói: “Cha tôi dùng mọi hành động để gây ảnh hưởng và giáo dục tôi, khiến tôi giao tiếp và cư xử như một quý ông. Ông tin rằng đây là cách giáo dục quan trọng nhất”.
Đứa trẻ có tương lai hay không là tùy thuộc vào người cha. Tục ngữ có câu: “Hổ phụ vô khuyển tử”.
Theo Toutiao
Nguồn tin: https://cafef.vn/dang-sau-dua-tre-khong-co-tuong-lai-la-4-kieu-cha-tai-hai-met-moi-nhat-la-nguoi-cha-coi-thuong-viec-hoc-188240730215358796.chn