Trong xã hội, có một nhóm người đặc biệt dễ thấy. Họ là những người lao động bình thường, âm thầm và chăm chỉ làm việc ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Họ giống như những chiếc đinh vít trong thành phố. Dù không dễ thấy nhưng nếu không có họ, thành phố không thể hoạt động được.
Khi còn trẻ, những người lao động nhập cư này luôn tràn đầy khao khát, nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ, một ngày nào đó họ sẽ có thể sống được cuộc sống mà mình mong muốn. Nhưng khi năm tháng trôi qua, nhất là ở tuổi 35, nhiều người sẽ có những tiếc nuối không tả xiết.
Tại sao lại nói như vậy?
Lấy Vũ làm ví dụ. Anh ấy bắt đầu làm việc ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Ban đầu, anh ấy làm công nhân dây chuyền lắp ráp trong một nhà máy, nhưng sau đó thấy công việc quá vất vả nên đã chuyển nghề và trở thành nhân viên chuyển phát nhanh.
Vũ là một người rất chăm chỉ, anh ấy dậy sớm và làm việc chăm chỉ mỗi ngày, bất kể mưa gió, chỉ để giao được nhiều món hàng hơn và kiếm được nhiều tiền hơn. Anh ấy luôn nói rằng khi nào dành dụm đủ tiền sẽ về quê mở một cửa hàng nhỏ và sống cuộc sống ổn định. Nhưng năm ngoái, khi Vũ bước sang tuổi 35, tôi thấy trên mặt anh ít nụ cười hơn, trong mắt có nhiều sự bối rối và u sầu hơn.
Trong một lần gặp mặt, anh ấy thở dài và nói với tôi: “Người anh em, cậu nói xem liệu có phải tôi cả đời đều sẽ như này hay không? Đã 35 tuổi rồi mà vẫn chỉ làm công việc chuyển phát nhanh mỗi ngày. Đến người yêu còn không có, nói chi tới việc mở cửa hàng. Thỉnh thoảng nghĩ lại, tôi lại thấy hối hận vì đã không học thêm một kỹ năng chuyên môn nào đó. Bây giờ tôi không thể làm gì khác ngoài công việc chuyển phát nhanh.”
Lời nói của Vũ khiến tôi đăm chiêu.
Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều người giống anh ấy. Khi còn trẻ, có lẽ vì lý do gia đình hoặc do sự lựa chọn của bản thân, họ không được học hành nhiều hơn, không nắm vững được nhiều kỹ năng hơn. Vì vậy, họ chỉ có thể làm một số công việc tương đối đơn giản, lặp đi lặp lại. Tuy vất vả nhưng thu nhập không cao.
Khi bước sang tuổi 35, cơ thể họ bắt đầu lên tiếng, áp lực gia đình ngày càng tăng. Chỉ khi đó họ mới nhận ra rằng những lựa chọn của mình trước đó đã hạn chế tương lai của bản thân ra sao.
Ngoài Vũ, còn có rất nhiều ví dụ tương tự. Long là một công nhân xây dựng và đã làm việc cả đời trên các công trường xây dựng.
Khi còn trẻ, anh cho rằng chỉ cần kiếm được tiền thì không cần quan tâm quá nhiều đến môi trường làm việc, đãi ngộ. Nhưng ở tuổi 35, anh nhận thấy cơ thể mình không còn khỏe như xưa, không còn chịu nổi những công việc nặng nhọc, mệt mỏi trên công trường. Quan trọng hơn, anh bắt đầu hoảng sợ khi chứng kiến các đồng nghiệp của mình lần lượt gặp rắc rối vì chấn thương liên quan đến công việc hoặc các lý do khác. Long cho biết giờ đây anh đặc biệt hối hận vì đã không học một số kỹ năng và tìm được công việc ổn định hơn.
Anh ấy nói rằng nếu hồi đó đọc nhiều sách hơn hoặc học một cái nghề thì có lẽ bây giờ anh ấy đã không thụ động như vậy. Những ví dụ này khiến tôi phải suy nghĩ sâu sắc.
Thực tế, lao động hay công việc, không phải có điều gì là đáng xấu hổ. Rất nhiều người vẫn có thể nuôi sống được cả một gia đình nhờ công việc làm công ăn lương. Vấn đề là chúng ta không thể chỉ hài lòng với hiện tại mà còn phải tính đến cuộc sống tương lai.
Nếu cứ giữ nguyên hiện trạng, không học hỏi, không hoàn thiện bản thân thì đến năm 35 tuổi, thậm chí sớm hơn, chúng ta có thể hối hận vì những lựa chọn của mình như Vũ hay Long.
Vậy làm thế nào để bạn có thể tránh được việc phải hối hận?
Trước hết chúng ta phải có tầm nhìn dài hạn và hiểu rằng học hỏi là việc cả đời. Dù hiện tại đang làm công việc gì, chúng ta cũng không thể ngừng học hỏi. Chúng ta có thể cải thiện bản thân bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như tham gia các khóa học đào tạo, tự học một số kỹ năng mới hoặc sử dụng thời gian rảnh rỗi để đọc thêm sách.
Bằng cách này, chúng ta có thể liên tục thích ứng với những thay đổi trong xã hội và luôn bất khả chiến bại trong cạnh tranh trong tương lai.
Thứ hai, chúng ta phải sống một cuộc sống có kế hoạch. Bạn không thể chỉ làm việc một cách mù quáng mà còn phải quan tâm đến gia đình, sức khỏe và tương lai của mình.
Chúng ta phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình xây dựng một kế hoạch hợp lý rồi thực hiện từng bước một.
Bằng cách này, chúng ta có thể bước đi vững vàng và bình tĩnh hơn trên đường đời.
Cuối cùng, tôi muốn nói rằng tuổi 35 không phải là dấu chấm hết, nó là một sự khởi đầu mới.
Nếu chúng ta có thể bắt đầu từ bây giờ, nhìn nhận lại cuộc sống của mình và thực hiện một số thay đổi tích cực, vậy thì chúng ta sẽ không hối tiếc ngay cả khi đã 35 tuổi.
Ngược lại, chúng ta sẽ biết ơn những lựa chọn và nỗ lực của mình khi đó, bởi chính những lựa chọn và nỗ lực này đã khiến chúng ta trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
Nguồn tin: https://cafef.vn/lam-cong-an-luong-co-ve-on-dinh-nhung-toi-tuoi-35-nhieu-nguoi-da-oa-khoc-188240614151507563.chn