Ngày nay, khoa học không ngừng tìm kiếm những cách thức, biện pháp để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người nhưng chính chúng ta lại gây hại cho sức khỏe và tự rút ngắn tuổi thọ của chính mình bằng những thói quen xấu mỗi ngày. Hãy ngừng việc tự làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mình bằng cách loại bỏ 4 lười sau đây:
1. Thức khuya, thiếu ngủ
Thức khuya hay ngủ không đủ giấc cũng chính là thói quen mà 90% người trẻ đang mắc phải, làm tăng tốc quá trình lão hóa. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong trong cơ thể. Từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, tăng tốc độ lão hóa của con người, không có lợi cho sức khỏe và thậm chí dẫn chúng ta bước gần hơn với bệnh tật.
Do đó, mọi người cố gắng hình thành thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để trì hoãn quá trình lão hóa. Việc đi ngủ sớm sẽ giúp cơ thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cúm, đồng thời giúp chống chọi lại với các bệnh như cao huyết áp, đau đầu, mệt mỏi. Ngủ sớm còn có thể tạo điều kiện phát triển trí não, giúp cơ thể trang bị một tinh thần thoải mái để bắt đầu vào guồng quay mới của công việc ngày hôm sau, nâng cao sự tập trung hiệu quả trong công việc với một tinh thần minh mẫn, sáng suốt.
2. Không ăn sáng
Một nghiên cứu của Đức cho thấy 40% người dân quen với việc bỏ bữa sáng và tuổi thọ của họ ngắn hơn 2,5 năm so với 60% còn lại.
Việc không ăn sáng làm cơ thể bạn không có nguồn cung năng lượng trong khi cơ thể phải huy động một lượng đường và protein được dự trữ và sẵn sàng cho mọi hoạt động, làm cho bề mặt của da khô, mất dinh dưỡng. Vì thế có thể xuất hiện các nếp nhăn ở mắt và mặt, làm tăng quá trình lão hóa ở người nhịn ăn sáng.
Dạ dày rỗng vào buổi sáng cũng khiến hình thành nhiều thromboprotein trong cơ thể, có thể gây rối loạn chuyển hóa và béo phì, huyết khối, nhồi máu cơ tim. Chức năng hoạt động của mật cũng bị suy giảm ở những người bỏ ăn sáng trong thời gian dài. Cholesterol cô đặc trong mật sẽ tích tụ trong túi mật tạo thành sỏi mật.
Ngoài ra, bỏ bữa sáng sẽ gây cảm giác đói cồn cào, cơ thể mệt mỏi, tụt huyết áp, khiến bạn không thể tập trung, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.
3. Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia
Thường xuyên uống rượu về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ bị ung thư gan và thực quản ung thư. Hút thuốc lá cũng làm ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Theo nghiên cứu, hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tuy vậy, trong cuộc sống hàng ngày, trung bình cứ 10 nam giới thì có tới 8 người thường xuyên uống rượu hút thuốc. Thói quen này thường xuyên không chỉ gây bệnh cho cơ thể mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thậm chí là rút ngắn tuổi thọ. Do đó, nam giới nên từ bỏ những thói quen này càng sớm càng tốt.
4. Lười tập thể dục
Lười tập thể dục là thói quen rút ngắn tuổi thọ của bạn. Một loạt các nghiên cứu được đăng trên Lancet cho biết cứ 10 người chết sớm thì có 1 người chết là do không tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi năm có gần 250.000 ca tử vong do lười vận động.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người ngồi một chỗ trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi người thường vận động. Thói quen ngồi lâu, ít vận động không chỉ ảnh hưởng đến thắt lưng, cột sống cổ mà còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, não bộ,…mà theo thời gian, thói quen này sẽ gây hại không nhỏ cho tuổi thọ của bạn.
Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị này. Do đó, tất cả mọi người nên hình thành thói quen kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ của mình.
5. Uống không đủ nước
Một số người có thói quen chỉ uống nước khi khát. Tuy nhiên, việc uống nước không đủ sẽ khiến cơ thể mất nước, dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe như huyết áp sẽ hạ thấp, nhịp tim tăng dẫn đến lưu lượng máu đến não chậm, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, dễ mệt mỏi.
Niêm mạc dạ dày mất nước có thể dẫn đến tăng lượng acid trong dạ dày và dễ gây ra chứng ợ nóng, cuối cùng tạo điều kiện gây viêm loét dạ dày. Đặc biệt, nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận cũng là do cơ thể thiếu nước. Vì vậy mọi người nên uống nhiều nước để bảo vệ cơ quan quan trọng này.
(Tổng hợp)