Bà Trương, năm nay 89 tuổi, là cụ bà đến từ Trung Quốc. Hồi còn trẻ, bà đến với chồng mình không vì tình cảm nhưng vẫn sống với nhau đến đầu bạc răng long. Tới khi bà Trương ngoài 80 tuổi, cụ ông đột ngột qua đời vì cơn bạo bệnh, để bà sống cô đơn 1 mình trong căn nhà nhỏ ở quê.
Bà và chồng có 4 người con, tất cả đều đã trưởng thành và có cuộc sống yên ổn trên thành phố. Bà có 3 người con trai và 1 cô con gái út. Người con gái út lấy chồng rất muộn. Ban đầu, người này còn định không kết hôn vì tình duyên trắc trở. Thế nhưng chính bà Trương đã tin tưởng giao con mình cho 1 chàng trai mà bà quen biết chăm sóc. Bà luôn tin rằng đây sẽ là người có thể yêu thương, trân trọng và gắn bó với con gái mình hết đời.
Tuy nhiên, đến 1 ngày người con gái tìm về với bà Trương, tâm sự rằng mình không thể sinh con. Cô nói rằng bác sĩ khẳng định chồng cô có bệnh nên 2 người không thể có con. Cô chán chường, bất lực và muốn suy nghĩ về việc có chung sống với người đàn ông này nữa hay không. Trước sự bối rối của con gái, cụ bà 89 tuổi vẫn rất tỉnh táo, đưa cho con lời khuyên chân thành.
Bà cho rằng con rể họ Vương không hề có lỗi, nếu như cả 2 vẫn còn tình cảm và luôn yêu thương nhau thì không nên buông tay nhau lúc này. Con cái vô cùng quan trọng để vợ chồng thêm hạnh phúc nhưng không sinh con cũng chưa chắc là bất hạnh. Bà tin rằng con gái hiểu chuyện nên không làm điều gì dại dột.
Thời gian trôi đi, sức khỏe của bà Trương nay cũng suy giảm nhiều. Bà thường xuyên cảm thấy xương khớp đau nhức, mắt cũng mờ dần đi. Một hôm, quê hương bà đón bão lớn, căn nhà nhỏ của bà bị tốc mái, nước mưa lênh láng khắp nhà. Lúc này, bà vội gọi cho các con trai ở thành phố, nói rằng sự cố xảy ra nên muốn tới nhà các con sống 1 thời gian.
Điều bất ngờ là cả 3 người con trai đều phớt lờ lời đề nghị của mẹ già. Họ nói rằng hiện tại công việc đang rất bận, nhà lại chật chội nên không tiện đón mẹ tới sống. Bà Trương nghe xong chỉ đành cúp máy, tìm cách giải quyết khác.
Sáng hôm sau, bà được hàng xóm giúp đỡ sửa sang lại ngôi nhà nhỏ. Bão qua đi, bà tiếp tục sống trong căn nhà của mình và không gọi cho các con nữa. Sau khi sửa nhà xong, bà thấy cả 4 người con đều tề tựu hỏi han. Lúc này bà muốn thử lòng từng người xem tình cảm và trách nhiệm của họ ra sao. Bà gọi các con tới và nói rằng mình đã già yếu, lại sống 1 mình nên rất nguy hiểm. Vì vậy, trong vòng 1 tháng, các con hãy suy nghĩ và cân nhắc, nếu có người có thể đón bà về sống chung thì thật tốt biết bao.
Trong tháng ấy, biến cố xảy ra với gia đình bà Trương. Con trai và con dâu thứ 3 của bà không may gặp tai nạn và không qua khỏi. Cặp đôi này sinh được 1 người con trai là Tiểu Châu, năm nay đã 14 tuổi. Bà hết lòng lo lắng cho Tiểu Châu nên họp gia đình và quyết định để con rể Vương và con gái út nuôi dưỡng cháu trai.
Sau 1 tháng, các con cùng quây quần tại nhà bà Trương. Không nằm ngoài dự đoán của bà, 2 người con trai lớn đều lấy lý do để nói rằng không thể chăm sóc được mẹ. Họ còn gợi ý bà Trương sống trong viện dưỡng lão dù lương hưu của bà vô cùng ít ỏi, chỉ đủ tiền trang trải sinh hoạt. Tới con rể Vương, anh quyết định rằng sẽ đón mẹ về nhà sống chung. Lúc này, con gái bà Vương tỏ vẻ không bằng lòng nhưng anh Vương không thể chiều theo ý của cô. Anh tâm sự rằng luôn coi mẹ vợ như mẹ đẻ của mình. Bà Trương chính là người đã hết lòng tin tưởng anh, thậm chí còn để anh chăm sóc cháu trai để có được không khí đầm ấm của gia đình.
Lúc này, người cháu trai của bà Trương cũng xin phép lên tiếng. Cậu nói với con gái bà Trương, “hiện tại cô đối xử với bà ra sao, sau này con sẽ đối xử với cô như vậy”. Câu nói ngắn gọn của Tiểu Châu khiến các con của bà Trương đều cảm thấy xấu hổ và phải suy ngẫm.
Đây cũng chính là nỗi lòng của bà Trương và là điều bà muốn dạy các con. Người lớn sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ nhìn vào và học hỏi. Bởi vậy, nếu tấm gương ấy phản chiếu những hành vi, những quan điểm lệch lạc, chắc chắn con trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Nếu cha mẹ đối xử không tốt với ông bà, chắc chắn con cái sẽ làm tương tự với họ.