Quần thể hang động Long Du là một nơi bí ẩn chưa có lời giải nằm ở Trung Quốc. Có quy mô đồ sộ với hơn 20 hang động khác nhau, niên kỷ từ hơn 2.000 năm về trước, quần thể hang động Long Du đến nay vẫn khiến các nhà nghiên cứu bối rối vì những đặc điểm xây dựng vô cùng công phu. Người dân địa phương và một số chuyên gia vẫn gọi đâu là “Kỳ quan thứ chín của thế giới”.
Long Du là một huyện nhỏ thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là thành phố văn hóa lâu đời nhất ở Chiết Giang, nơi sản sinh ra nền văn minh nông nghiệp ở lưu vực sông Tiền Đường. Tuy nhiên, ở nơi đây, người ta cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện vè “cái ao không đáy” ở giữa huyện.
Theo truyền thông Trung Quốc, vào năm 1992, có 4 người dân làng ở khu vực Long Du đã quyết định khám phá cái ao này. Không chỉ để kiểm chứng huyền thoại, họ cũng muốn nhân cơ hội này để thu hoạch một mẻ cá lớn. Do đó, họ dùng máy bơm với ý định hút hết sạch nước trong ao.
Vậy là những người dân địa phương thay phiên nhau hút nước trong 17 ngày liên tục. Cuối cùng, hiện ra trước mắt họ là một hang động bí ẩn với vô số những thứ kỳ lạ bên trong. Đó chính là Hang động Long Du nổi tiếng ngày nay.
Là một quần thể công trình nhân tạo cổ đại chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, văn hóa và công nghệ kỹ thuật, hang động Long Du đã gây chấn động thế giới ngay khi mới được phát hiện. Cơ quan chức năng nhanh chóng phong tỏa khu vực để tránh làm ảnh hưởng tới nguyên trạng. Một số lượng lớn các chuyên gia và học giả đã đến tận nơi để tìm hiểu.
Nhiều học giả đã cùng nhau thảo luận và phát hiện ra rằng, Hang động Long Du có thể có niên đại từ năm 212 trước Công nguyên, hoặc thậm chí lâu hơn, nhưng không rõ nó được xây dựng khi nào.
Lúc ban đầu, quần thể này được cho là một hang động đơn lẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu bổ sung đã cho thấy hang động này trên thực tế là một mạng lưới 36 căn hầm đáng kinh ngạc ngầm dưới đất. Tất cả các căn hầm này đều được đục đẽo bằng tay.
Và không có cách nào để biết về những người xây dựng quần thể hang động Long Du. Ngay cả những tin đồn có vẻ hợp lý nhất cũng chưa được chứng minh. Điều này không chỉ khiến nhiều học giả bối rối mà còn tạo ra một lớp bí ẩn dày đặc xung quanh quần thể hang động này.
Bí ẩn không dừng lại ở đó, với sự khám phá sâu hơn của nhiều chuyên gia, trong Hang động Long Du, họ phát hiện ra dấu vết chế tác thủ công cực kỳ tinh xảo. Các rường cột rất gọn gàng và được sắp xếp bố cục theo phong cách thống nhất.
Các học giả chính thống thường tin rằng, các ngành nghề trong cuộc sống của người cổ đại chỉ dừng ở mức thô sơ. Trên lý thuyết thì sự phát triển công nghệ của nhân loại đã đi từ nguyên thủy đến ngày càng tiên tiến. Tuy nhiên, ở thời cổ đại, nếu không có sự trợ giúp của các thiết bị máy móc quy mô lớn như ngày nay, làm thế nào con người có thể hoàn thành hàng loạt công trình xây dựng khổng lồ?
Chính vì sự bí ẩn này mà quần thể hang động Long Du, một trong những công trình nhân tạo cổ đại cao nhất ở dưới lòng đất, hiện là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng và đón một lượng lớn khách du lịch hàng năm.
Một số chi tiết đáng chú ý về Hang Long Du:
Quần thể hang động này có vài khía cạnh nổi bật:
Quần thể hang động này rất lớn khi xét đến nguồn gốc nhân tạo của nó: diện tích trung bình của mặt sàn mỗi hang động vượt quá 1.000 m2, với chiều lên đến hơn 30 m, và tổng diện tích bao phủ vượt quá 30.000 m2.
Bề mặt trần, tường và cột đá được hoàn thiện theo cùng một phong cách, khi một loạt dải hoặc hàng đá song song với nhau với bề ngang khoảng 60 cm chứa các dấu vết chạm trổ song song nghiêng một góc khoảng 60° so với đường trục của hàng đá.
Chúng đã duy trì được kết cấu vững chắc của mình và dường như không giao cắt với nhau.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng nếu xét đến tốc độ đào trung bình của một người một ngày; thì ước tính sẽ cần đến 1.000 người làm việc suốt ngày đêm trong liên tiếp sáu năm để hoàn thành toàn bộ công trình này.
Nhận xét về Quần thể hang động Long Du, Dương Hồng Huân, một chuyên gia từ Viện Khảo cổ trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, giải thích:
“Ở phía dưới đáy mỗi hang động, những thợ xây thời cổ đại sẽ không thể nhìn thấy điều người khác đang làm trong hang động kế bên. Tuy nhiên cấu trúc trong mỗi hang động phải song song với nhau, bằng không bức tường sẽ bị đục thủng lỗ. Do đó công cụ đo lường lúc bấy giờ phải cực kỳ tiên tiến. Phải có một số bản thiết kế kích thước, vị trí, và khoảng cách giữa các hang động trước khi tiến hành thi công”.
Điều kỳ lạ là tại sao không có bất kỳ tư liệu lịch sử nào đề cập đến quần thể hang động bí ẩn dưới lòng đất này? Người ta vẫn tin rằng, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, một ngày nào đó, những bí ẩn này sẽ lần lượt được hé lộ.
*Nguồn: Aboluowang