Bệnh ung thư được hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó mà đa phần là xuất phát từ vấn đề thực phẩm. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những thủ phạm gây ra sự biến đổi phân chia tế bào bất thường gây ra ung thư. Vì thế, nếu tránh được các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư có nghĩa là bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ đối với bệnh lý này.
Trong cuộc sống hàng ngày, có một loại trái cây chứa chất gây ung thư nằm trong “danh sách đen” của WHO nhưng một số người vẫn tiêu thụ, đó là trái cây bị dập, nát hay bị mốc. Chúng là kết quả của việc tích trữ quá lâu ngày hoặc một số người vì ham rẻ nên mua về. Hầu hết, những trái cây này đã có sự biến đổi về màu sắc, kết cấu và mùi. Nếu chúng ta vẫn bất chấp ăn vào sẽ khiến cơ thể lâm nguy.
Theo các nghiên cứu khoa học, trái cây chứa nhiều nước, nếu không ăn sớm dẫn đến bị mốc, thối sẽ sinh ra một lượng lớn aflatoxin – chất gây ung thư bậc một theo khuyến cáo của WHO. Ngay cả khi phần bị mốc đã được cắt bỏ và chúng ta chỉ ăn phần còn lại cũng sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Nguyên nhân là vì một khi trái cây đã bị mốc thì độc tố aflatoxin trong trái cây đã lan ra khắp quả. Ăn phần còn lại của trái cây lâu dài sẽ tạo gánh nặng giải độc cho gan, gây nguy cơ mắc bệnh viêm gan, ung thư gan. Do đó, nếu mọi người đang có thói quen này thì nên bỏ ngay, đồng thời nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng tránh rủi ro.
Theo các nhà khoa học, aflatoxin được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960, tại một trang trại ở miền nam nước Anh. 100.000 con gà tây đột ngột chết chỉ trong vài tháng bởi những căn bệnh chưa từng biết đến trước đó. Sau quá trình kiểm tra, người ta phát hiện nguyên nhân của vấn đề đến từ nguồn thức ăn của chúng: đậu phộng bị mốc. Kể từ đó, loại nấm mốc aflatoxin trở thành nỗi ám ảnh chết chóc của toàn thế giới.
Không chỉ có trong trái cây bị mốc, aflatoxin thường có trong hầu hết các loại thực phẩm đã hư hỏng, bị nấm mốc. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan, rất nguy hiểm. Khi nuốt phải aflatoxin với một lượng nhỏ, các mô và tế bào gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Khi lượng aflatoxin vượt quá 1mg thì khả năng gây ung thư là rất cao.
Tránh xa 3 loại thực phẩm này để ngăn ngừa ung thư
Ngoài các loại rau không đảm bảo vệ sinh, hãy cố gắng tránh xa những loại thực phẩm sau đây để bảo vệ sức khỏe lá gan của mình:
Đồ uống có cồn chứa nhiều etanol, etanol sẽ bị gan phân hủy tạo thành acetaldehyde là độc nguy hiểm gây hại với hầu hết các hệ cơ quan. Dùng nhiều đồ uống có cồn như bia rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
Theo báo cáo, người dân ở Iceland và các quốc gia khác dọc theo Biển Baltic thích ăn thịt hun khói, nơi mà bệnh ung thư hệ tiêu hóa (đặc biệt là ung thư gan) đặc biệt phổ biến.
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng khi đốt cháy không hoàn toàn khí thiên nhiên, than, củi, … sẽ sinh ra một lượng lớn benzopyrene (chất gây ung thư), do đó thực phẩm được nướng bằng than ở nhiệt độ không an toàn cho sức khỏe con người. Vì vậy, bạn nên ăn ít đồ nướng, đặc biệt là thực phẩm nướng trên than.
Dưa muối là món ăn kèm dân dã và được nhiều người yêu thích nhưng thường chứa lượng nitrit và muối cao. Ăn thực phẩm này trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể nạp nhiều hai chất này, làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan dễ bị bệnh, thậm chí còn gây ung thư gan.
Ngoài ra, dưa chua muối mua ở ngoài nếu không có nguồn gốc rõ ràng có thể được thêm một số chất phụ gia hoặc dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Vì vậy, để bảo vệ gan và sức khỏe, kiến nghị mọi người nên ăn ít loại thực phẩm này.
(Tổng hợp)
Nguồn tin: https://cafef.vn/1-loai-trai-cay-chua-chat-gay-ung-thu-nam-trong-danh-sach-den-cua-who-an-cang-nhieu-tuoi-tho-cang-ngan-188241004212627614.chn