Khi nhắc đến nguyên nhân gây ung thư, chúng ta thường nghĩ đến khả năng di truyền hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác đáng sợ hơn nhiều, ẩn náu ngay trong chính ngôi nhà của bạn, đó chính là các món đồ gia đình quen thuộc, tưởng như vô hại.
Những món đồ này âm thầm gây hại đến sức khỏe của cả gia đình, khiến mọi người mệt mỏi, dễ ốm, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Dưới đây là 5 món đồ có thể chứa “ổ bệnh” nguy hiểm mà bạn không ngờ tới.
5 món đồ được coi là “báu vật” trong nhà nhưng lại âm thầm gieo rắc mầm bệnh ung thư cho cả gia đình
1. Rèm cửa và thảm – Ổ chứa kim loại nặng độc hại
Theo tờ The Healthy, cadmium – một kim loại nặng độc hại có trong thuốc lá và pin – có thể lưu lại rất lâu trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm trong nhà.
Nếu trong gia đình có người hút thuốc, khói thuốc không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn bám sâu vào những vật dụng này. Thậm chí, khi mùi khói đã bay hết, cadmium vẫn tồn tại và làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Cách làm đúng:
– Tránh hút thuốc trong nhà.
– Vệ sinh rèm cửa, thảm thường xuyên bằng máy hút bụi có bộ lọc HEPA và giặt sạch định kỳ.
– Lựa chọn các loại rèm và thảm làm từ chất liệu tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại.
2. Dụng cụ nấu chống dính – “Thủ phạm” gây ra khí độc
Các loại chảo, nồi chống dính kém chất lượng thường chứa axit perfluorooctanoic (PFOA), một chất đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) liệt vào danh sách các tác nhân gây ung thư.
Khi dụng cụ nấu ăn bị đun ở nhiệt độ cao, PFOA sẽ giải phóng khí florua độc hại vào không khí, gây tổn thương hệ hô hấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách làm đúng:
– Sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ, gang hoặc gốm chất lượng cao.
– Nếu vẫn dùng chảo chống dính, không nấu ở nhiệt độ cao và tránh để dụng cụ bị trầy xước. Thay thế chảo chống dính cũ đã xuống cấp.
3. Ghế bành
Ghế bành và sofa thường được xử lý bằng TDCIPP – một chất chống cháy có khả năng gây ung thư. Theo nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ), tất cả những người sử dụng ghế bành được thử nghiệm đều có chất này trong máu. Đặc biệt, trẻ em và người già là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Cách làm đúng:
– Hạn chế mua đồ nội thất giá rẻ, không rõ nguồn gốc.
– Thường xuyên lau sạch ghế bành bằng khăn ẩm để loại bỏ bụi chứa hóa chất độc hại.
4. Nệm cũ
Nệm cũ hoặc kém chất lượng là nơi “ẩn nấp” của formaldehyde, một chất gây ung thư nguy hiểm. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như benzen, acetaldehyde từ nệm cũng gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và làm tăng nguy cơ ung thư.
Đối với trẻ nhỏ, việc hít phải VOC thường xuyên có thể gây hại nghiêm trọng hơn, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và sức khỏe tổng quát.
Cách làm đúng:
– Thay nệm mới sau 7-10 năm sử dụng, tránh mua lại đệm cũ của người khác.
– Chọn các loại nệm có chứng nhận không chứa VOC hoặc hóa chất độc hại.
– Đặt nệm mới ở nơi thông thoáng trước khi sử dụng để hóa chất dư thừa bay hơi.
5. Đồ nội thất gỗ ép
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết formaldehyde xuất hiện phổ biến trong các đồ nội thất gỗ ép, tủ quần áo, bàn ghế, sàn nhà. Đặc biệt, nhóm người dễ bị ảnh hưởng là trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc bệnh hô hấp.
Đồ nội thất chứa formaldehyde thường có mùi hăng nặng. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên:
Đặt đồ nội thất mới ở nơi thông thoáng trước khi sử dụng. Mở cửa sổ thường xuyên để không khí lưu thông. Hạn chế sử dụng các loại gỗ ép rẻ tiền hoặc kém chất lượng.
Cách làm đúng:
– Lựa chọn nội thất từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ có chứng nhận không chứa formaldehyde.
– Để đồ nội thất mới tại nơi thoáng khí trong vài ngày trước khi đưa vào sử dụng.
– Thường xuyên mở cửa sổ và sử dụng máy lọc không khí để giảm formaldehyde trong không gian sống.
Nguồn tin: https://cafef.vn/5-mon-do-la-bau-vat-trong-nha-nhung-lai-am-tham-gieo-rac-mam-benh-ung-thu-khien-moi-nguoi-om-dau-lien-mien-188241225104414566.chn