Với nhịp sống hiện đại gấp gáp, bệnh nhân mắc cao huyết áp ngày càng trẻ hóa. Theo báo cáo nghiên cứu, số lượng bệnh nhân tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa, tăng theo từng năm.
Cao huyết áp là một bệnh mãn tính phổ biến, thường do áp lực của máu lên thành mạch quá cao. Bệnh nhân cao huyết áp dễ bị cơ cứng động mạch, huyết khối và các vấn đề khác dẫn đến đứt mạch máu. Mạch máu trong não bị tắc nghẽn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết não, nhồi máu não.
Huyết áp tăng cao còn gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Đa phần các triệu chứng của cao huyết áp khá mờ nhạt. Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp không nhận thấy một dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng nào, dù bệnh nhân tiến triển nghiêm trọng. Một số bệnh nhân bị cao huyết áp sẽ xuất hiện triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, chảy máu cam.
Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”. Những triệu chứng của bệnh không rõ ràng và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng trong chớp mắt.
Chính vì vậy, để tránh nguy cơ cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng, chúng ta cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh kết hợp với các thói quen tốt. Dưới đây là những thực phẩm mà người cao huyết áp không nên ăn.
1. Ăn thực phẩm nhiều muối
Ăn quá nhiều muối có thể gây ra huyết áp cao và tăng nguy cơ xuất huyết não. Lượng muối hàng ngày không được vượt quá 1.500 miligam, đồng thời cần cố gắng tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng muối cao như đồ muối chua, đồ ăn nhanh.
Khi ăn quá nhiều muối có chứa natri, cơ thể sẽ giữ thêm nước để loại muối khỏi cơ thể. Ở một số người, điều này có thể khiến huyết áp tăng lên. Nước dư thừa này sẽ gây căng thẳng cho tim và mạch máu. Natri không chỉ có trong muối mà còn có rất nhiều ở các loại thực phẩm đóng hộp, các gia vị như mắm, nước tương, hạt nêm, bột ngọt,…
2. Thực phẩm giàu chất béo
Chất béo bão hóa và chất béo chuyển hóa có thể làm gia tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và huyết áp cao. Chính vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ thực phẩm chiên rán, thịt mỡ, bơ, thịt đỏ, nội tạng động vật, sữa đầy đủ chất béo,… và các thực phẩm giàu chất béo khác.
Thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng mức cholesterol xấu và khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên nghiêm trọng, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
3. Thực phẩm nhiều đường
Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và các vấn đề khác. Đồng thời cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao và xuất huyết não. Vì thế, bạn nên giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường như kẹo, nước ngọt, bánh ngọt. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
Đường là một trong các yếu tố chủ chốt làm tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa tuổi. Huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở khoảng 24g mỗi ngày, với đàn ông, dưới 36g là đủ.
Ngoài các thực phẩm kể trên, chúng ta cũng không nên thường xuyên sử dụng thức uống có cồn. Một lượng rượu nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu uống nhiều sẽ khiến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, uống rượu nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư. Mặt khác, rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của bất kỳ loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào. Rượu với hàm lượng calo cao phải được chuyển hóa ở gan và có thể dẫn đến tăng cân.