TTCK Việt Nam ghi nhận một tuần giao dịch với xu hướng tích cực chiếm chủ đạo. Kết thúc tuần 20-25/3, VN-Index tăng nhẹ lên 1.046 điểm, giúp các đại gia sàn chứng khoán “thu hồi” hàng nghìn tỷ đồng.
Tại ngày 24/3/2023, top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán sở hữu khối tài sản gần 344.000 tỷ đồng, tăng 13.000 tỷ so với hồi đầu tháng và gần bằng con số thời điểm cuối năm 2022 (355.000 tỷ đồng).
Tuần qua, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng là việc ông đã hoàn tất chuyển nhượng 50,8 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào công ty taxi điện GSM vừa mới được ông thành lập.
Sau giao dịch, ông Vượng hiện còn sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC (tương ứng 17,87% vốn Vingroup).
Tính theo thị giá VIC kết phiên 24/3 thì khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông đạt gần 120.000 tỷ đồng, bao gồm cả sở hữu trực tiếp và qua các công ty ông Vượng sở hữu phần lớn như GSM, VMI và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam.
Sau nhiều biến động thì các tín hiệu “dễ thở” đã xuất hiện tại Novaland như được thông qua phương án tăng vốn, gia hạn được 3 lô trái phiếu và “chiêu mộ” được các nhân tố mới và dàn lãnh đạo.
Nhờ vậy, cổ phiếu NVL nhanh chóng bật trần và khép phiên 24/3 tại mức 11.900 đồng/cp, thanh khoản đạt gần 31 triệu cổ phiếu/phiên. Tài sản ông Bùi Thành Nhơn qua đó tăng 15% so với hồi đầu tháng. Hiện ông nắm trong tay 10,4 nghìn tỷ đồng.
Xét phần trăm tài sản, “người nhà” VPBank đồng loạt “bỏ túi” thêm 24% – nhiều nhất danh sách, đồng thời thăng hạng áp sát top 10.
Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng hiện ở vị trí thứ 11, thứ hạng cao nhất kể từ khi lên sàn.
Vợ và mẹ ông Dũng cũng ở vị trí thứ 12 và 13.
Người có tài sản giảm đáng kể nhất trong top 20 là Chủ tịch Thế giới di động Nguyễn Đức Tài (-4%). Không chỉ giảm tài sản trên sàn chứng khoán, mới đây Thế giới di động đã thông báo không phát hành cổ phiếu ESOP do kết quả kinh doanh thấp hơn kỳ vọng. Tức ông Tài và các sếp MWG có thể sẽ mất khoản thưởng lớn từ ESOP.
Ông Phạm Nhật Vượng hoàn tất chuyển 50,8 triệu cổ phiếu VIC cho GSM, Vingroup có thêm cổ đông tổ chức mới