Tại tọa đàm “Quản lý hiệu quả tài chính Doanh nghiệp SMEs trước thách thức của suy thoái kinh tế” do Công ty Cổ phần MISA phối hợp với KPMG Việt Nam tổ chức, bà Lưu Bảo Liên – Thành viên điều hành – Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam nhấn mạnh 3 điều doanh nghiệp cần quan tâm khi quản trị tài chính: Những công cụ chính trong quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; Những kỹ thuật tối ưu chi phí; Những lưu ý trong quản trị tài chính thời kỳ kinh tế suy thoái.
Bà Lưu Bảo Liên nhấn mạnh doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch quản trị tài chính hiệu quả trong bối cảnh suy thoái.
Thứ nhất, đối với công cụ chính trong quản lý, Bà Liên nhấn mạnh: “Doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Khung quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (EPM) giúp các doanh nghiệp xác định và thực hiện chiến lược, quản lý nguồn lực, và theo dõi hiệu suất một cách toàn diện”. Theo đó, với EPM, doanh nghiệp sẽ quản trị hoạt động doanh nghiệp với 3 công cụ chính: Lập kế hoạch ngân sách và dự báo (PBF); Báo cáo quản trị (MIS) và Giải pháp phân tích lợi nhuận đa chiều (MDP). Thông qua khung EPM, CEO/Chủ doanh nghiệp dễ dàng nhìn thấy những “điểm nóng” cần tối ưu để đảm bảo xây dựng kịch bản ứng phó kịp thời.
Khung quản trị hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (EPM).
Thứ hai, đối với kỹ thuật tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần đặc biệt quan đến 5 giai đoạn: Xây dựng đường cơ sở tài chính; Thiết lập giả thuyết; Xác định và định lượng hóa cơ hội; Xây dựng lộ trình tối ưu hóa chi phí và Triển khai tối ưu hóa chi phí. Sau khi đã xác định toàn bộ các chi phí phát sinh doanh nghiệp cần phân chia chi phí trên thành 2 nhóm chính: Các chi phí có thể xử lý (tối ưu) được và Các chi phí không thể xử lý (tối ưu) được. Theo bà Liên, chỉ cần các doanh nghiệp thực hiện đúng và làm tốt các bước theo quy trình nêu trên thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm từ 5-10% chi phí mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại.
Thứ ba, bà Liên đặc biệt lưu ý rằng, quản trị tài chính là công việc cần thiết tại các thời điểm, không chỉ riêng trong bối cảnh suy thoái. Theo đó, công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ doanh nghiệp các nghiệp vụ tài chính – kế toán giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo hướng minh bạch, lành mạnh. “Càng trong bối cảnh suy thoái, doanh nghiệp càng phải ra quyết định dựa trên dữ liệu” – Bà Liên chia sẻ.
Đồng tình với nhận định trên, ông Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA khẳng định: “Chỉ khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động tài chính – kế toán thì CEO/Chủ doanh nghiệp mới có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả với số liệu báo cáo tức thì”. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu McKinsey đã công bố gần đây, 42% các hoạt động liên quan đến công tác tài chính, kế toán có thể được tự động hóa nhờ áp dụng các giải pháp công nghệ số. Thay vì phải dành quá nhiều thời gian và công sức cho các công tác thủ công thì công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa các thao tác nghiệp vụ. Bên cạnh đó, với hệ thống báo cáo tài chính đa chiều doanh nghiệp có thể phân tích và dự báo thông qua dữ liệu trực quan, đưa hoạt động tài chính – kế toán toán từ vai trò hỗ trợ trở thành cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp.
Ông Lê Hồng Quang khẳng định công nghệ là công cụ nâng cao khả năng xử lý nghiệp vụ thủ công và giúp lãnh đạo doanh nghiệp chủ động quản trị tài chính.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Lê Đức Thuấn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đánh giá, hiện nay khoảng 80% doanh nghiệp chưa lập được kế hoạch ngân sách. Trong khi đó, kế hoạch ngân sách rất quan trọng vì nó sẽ đưa ra được dự báo doanh thu, tính toán nguồn vốn và chi phí dự kiến, cân đối giữa thu – chi, thiết lập các tình huống thay thế và phát triển kế hoạch… làm căn cứ để doanh nghiệp triển khai hoạt động. Ví dụ, khi dự báo doanh thu bị sụt giảm thì ngay lập tức doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa các chi phí để có nguồn tiền để đầu tư. Với tầm quan trọng như vậy, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp là cần lập kế hoạch ngân sách và áp dụng công nghệ thông tin vào để quản lý, theo dõi việc thực hiện.
Theo đó, MISA đã phát triển phần mềm MISA AMIS Kế toán đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính, kế toán trên mọi quy mô, lĩnh vực thông qua hệ sinh thái hội tụ, kết nối dữ liệu liên thông, công tác kế toán doanh nghiệp. Thông tin tài chính được cập nhật liên tục, thể hiện trực quan qua các biểu đồ giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm được các biến động cụ thể, phát hiện “điểm nóng” và điều chỉnh tức thì. Đặc biệt, các doanh nghiệp SMEs có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với các ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam thông qua Nền tảng kết nối vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending được tích hợp sẵn trên phần mềm.
Các báo cáo phân tích lợi nhuận theo khách hàng, theo sản phẩm… trên phần mềm kế toán MISA AMIS Kế toán.
Được phát triển bởi MISA, doanh nghiệp có thế mạnh sản phẩm cốt lõi là sản phẩm tài chính – kế toán, phần mềm MISA AMIS Kế toán được kỳ vọng trở thành giải pháp số đột phá giúp quản lý hiệu quả tài chính doanh nghiệp cũng như thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số ngành tài chính – kế toán tại Việt Nam.
Phần mềm MISA AMIS Kế toán thuộc Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Để hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs tiếp cận giải pháp chuyển đổi số hiệu quả với chi phí tối ưu, MISA triển khai chương trình ưu đãi 20% cho doanh nghiệp triển khai giải pháp quản trị tổng thể với nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS.
Ngoài ra, CEO/ Chủ doanh nghiệp có thể tải trọn bộ tài liệu tọa đàm “Quản lý hiệu quả tài chính Doanh nghiệp SMEs trước thách thức của suy thoái kinh tế” tại đây.