Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một pha giảm điểm mạnh trong ngày 11/9, thậm chí là mạnh nhất ở Châu Á. VN-Index đã giảm gần 18 điểm còn 1.223,63 điểm; HNX-Index giảm 4,87 điểm còn 251,33 điểm; UPCoM-Index giảm 1,01 điểm còn 93,71 điểm.
Tuy nhiên, giữa một loạt cổ phiếu giảm, thậm chí là giảm sàn, trên sàn HoSE vẫn ghi nhận 85 mã tăng. Con số này trên HNX là 54 còn trên UPCoM là 130 mã. Như vậy, trong lúc thị trường giảm sâu vẫn có những cổ phiếu đi ngược xu hướng thị trường.
Thậm chí, một số doanh nghiệp thuộc ngành phân bón, vật liệu xây dựng, khoáng sản… vẫn được kỳ vọng nhất định và cổ phiếu của chúng đã âm thầm tăng lên mức đạt đỉnh nhiều tháng, thậm chí là đạt đỉnh lịch sử trong phiên này.
KSV tăng trần, đạt đỉnh lịch sử trong phiên 11/9
KSV của tổng công ty Khoáng sản TKV (Vimico, mã chứng khoán: KSV) là cổ phiếu đã đạt đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 11/9. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu KSV tăng trần lên mức 32.600 đồng/cp. Tuy nhiên, thanh khoản của KSV chỉ ở mức thấp, có những phiên chỉ vài trăm khớp lệnh.
Mức đỉnh cũ của cổ phiếu này là 31.000 đồng/cp.
Theo tìm hiểu, Vimico (tiền thân là tổng công ty Khoáng sản Việt Nam) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 27/10/1995. Ngày 6/10/2015, công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này bắt đầu niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) dưới mã KSV kể từ đầu năm 2023. Hiện, tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là công ty mẹ của Vimico khi nắm giữ 96,9% vốn.
Hiện Vimico là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về khai thác, tuyển luyện, gia công chế biến khoáng sản kim loại màu và kim loại quý hiếm như đồng, thiếc, kẽm, vàng, bạc,… Doanh nghiệp này cũng là đơn vị đầu tiên sản xuất đồng tấm và kẽm thỏi từ quặng ở Việt Nam, là một trong những đơn vị có quy trình công nghệ tương đối tiên tiến gắn liền từ khâu khai thác đến chế biến sâu ra sản phẩm cuối cùng.
Vimico có danh mục khách hàng như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc, Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ, Tổng Công ty 789…
Xét đến hoạt động kinh doanh, hàng năm doanh nghiệp này vẫn ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu đều đặn hàng năm với hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp này lại biến động thất thường. Thậm chí, trong quý 2/2023 đã báo lỗ 24,4 tỷ đồng.
Loạt cổ phiếu đạt đỉnh một năm sau phiên 11/9
Không chỉ riêng KSV, một loạt cổ phiếu dù không lập đỉnh lịch sử trong phiên 11/9 nhưng cũng đạt đến mức cao nhất trong vòng một năm hay nhiều tháng trở lại đây.
Trong đó, cổ phiếu
DHA
của Đá Hóa An;
PMB
của Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc;
ACL
của Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang;
SFG
Phân bón Miền Nam và
MTL
của Dịch vụ Môi trường Đô thị Từ Liêm đã tăng trần trong phiên 11/9.
Cổ phiếu
DHA
và
PVT
của PV Trans (mã chứng khoán PVT) là hai cổ phiếu đã đạt mức đỉnh lịch sử trong 17 tháng. Đây cũng là hai cổ phiếu khá “nóng” trên sàn HoSE khi được nhiều người quan tâm.
Cổ phiếu DHA tăng trưởng trong thời gian gần đây do sở hữu mỏ đá sẽ cung cấp vật liệu cho dự án sân bay Long Thành. Còn cổ phiếu PVT tăng trưởng do PV Trans được hưởng lợi nhờ tình hình thị trường vận tải dầu thô và dầu sản phẩm nhìn chung đang tích cực.
Bên cạnh đó, trong số những cổ phiếu đạt đỉnh một năm, có đến hai cổ phiếu thuộc ngành phân bón là PMB và SFG. Một số cổ phiếu trong ngành này cũng tăng trong phiên 11/9 còn có thể kể đến DCM của Đạm Cà Mau; DDV của DAP-Vinachem hay Lá của Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Trong khi đó, DPM của Đạm Phú Mỹ hay BFC của Phân bón Bình Điền kết phiên ở mức tham chiếu.
Nhóm ngành phân bón trong thời gian gần đây đang gặp nhiều thuận lợi khi một số nước xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất như Trung Quốc hay Morocco có dấu hiệu sẽ thu hẹp nguồn cung của mình.