Hàng móp, méo do lỗi vận chuyển
Là Giám đốc cấp cao tại ONA Global – đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm thiên nhiên hữu cơ, với mạng lưới hàng nghìn đại lý, phân phối tới hàng triệu khách hàng trên cả nước, chị Thanh Thuỷ thấu hiểu những rắc rối phát sinh trong khâu vận chuyển hàng hoá.
Bên cạnh sự nhanh chóng, tiện lợi, thì giao hàng cũng có một số bất cập như “hàng hoá bị méo, bẹp, vỡ hàng…, tình trạng gặp nhiều hơn khi vận chuyển xa, khác tỉnh, khác miền”, chị Thuỷ chia sẻ.
Trong trường hợp hàng hoá không còn nguyên vẹn, doanh nghiệp phải tiến hành đổi sản phẩm mới đến khách hàng. Các sản phẩm bị móp, méo… thường bị giảm giá trị, nhiều khi phải thanh lý với mức giá giảm từ 30 – 40% so với giá niêm yết.
Để giải quyết vấn đề này, với các sản phẩm dễ méo bẹp hoặc các đơn hàng xa, phía kho tiến hành đóng gói cẩn thận hơn nhiều so với cách gói hàng thông thường. Cách làm này gây tốn công, tốn nguyên liệu hơn. Dẫu vậy, tình trạng hàng hoá méo, bẹp vẫn tồn tại, còn khoảng 1-2%.
Nhân viên giao vận kiểm tra các bọc hàng. (Nguồn: shutterstock)
2-3 năm trước, doanh nghiệp chị Thuỷ gặp tình trạng hàng hoá bị rạch, trộm một phần; gây mất uy tín cho người bán. Sau sự cố này, bên chị cũng như các hãng vận chuyển phải sát sao theo dõi cân nặng hàng hoá từ khâu nhận đến khâu giao.
Nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cũng thường gặp vấn đề hàng hóa bị móp, vỡ do lỗi vận chuyển. Theo chị Trần Thu, Co-Founder một doanh nghiệp chuyên khai thác, cung cấp tổ yến từ vùng biển Ninh Hoà (Khánh Hoà), từ khi mở xưởng tới nay, chị không đếm được số lần hàng bị hư hại do khâu giao vận. “Bao lần tan nát vỏ hộp, rồi yến vỡ do lỗi vận chuyển. Mỗi lần như vậy, bên mình đều tiến hành đổi sản phẩm tổ yến vỡ lấy tổ yến nguyên vẹn cho các đại lý”, chị Thu nói. Thông thường, doanh nghiệp chọn phương án tự chịu các vấn đề hàng hóa bị móp, vỡ, thay vì khiếu nại đơn vị vận chuyển, do “các bên thường giải quyết lâu và không thoả đáng”.
Các doanh nghiệp gặp vấn đề tương tự khi nhập hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài. Chị Hà Thanh – Phó Giám đốc một doanh nghiệp thương mại tại Cầu Giấy, (Hà Nội) cho biết, công ty chị thường gửi hàng từ nước ngoài về qua đường hàng không. Có lần, gửi đến kho đối tác thì ghi nhận tình trạng vỏ thùng hàng móp, rách và ngấm nước. Đơn hàng thiết bị viễn thông nhập khẩu, giá trị vài trăm triệu đồng. Bên kho làm biên bản ghi nhận hiện trạng, yêu cầu doanh nghiệp xác nhận thì làm thủ tục tiếp, nếu khiếu nại thì chờ xử lý theo quy định. Trước tình huống này, doanh nghiệp chấp nhận chịu thiệt hại về chi phí.
Áp lực các công ty gặp phải nhân đôi trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường thu hẹp, tồn kho nhiều, khó tiếp cận vốn, lãi vay cao…
Lời giải nào cho bài toán giao nhận B2B?
Thực trạng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ giao nhận hay đối mặt, cũng là vấn đề nan giải các đơn vị giao nhận hàng hoá tìm cách khắc phục. Nhiều chuyên gia trong ngành logistics B2B có những chia sẻ khách quan về tình trạng này, đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết.
Theo ông Chu Văn Kiên – Giám đốc Vận tải 247Express – đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp chuyển phát thư, hàng hóa trong nước và quốc tế: “Vấn đề hư hỏng sản phẩm hoặc thiết bị trong quá trình vận chuyển đã trở thành thách thức lớn với các doanh nghiệp, nhà bán lẻ tại Việt Nam và cả thế giới, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nói chung đang gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.
Nhân viên giao hàng 247Express được đào tạo chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý khách hàng. Nguồn: 247Express
Thấu hiểu những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải, các đơn vị vận chuyển áp dụng nhiều giải pháp gỡ khó cho khách hàng doanh nghiệp. Nhiều đơn vị thiết kế các gói cước riêng cho các mặt hàng dễ vỡ, do bên vận chuyển tự đóng gói, bảo vệ sản phẩm cho khách hàng.
Đơn cử, tại 247Express, các dịch vụ gia tăng tiện ích không ngừng được bổ sung, như dịch vụ đóng thùng, dịch vụ đồng kiểm, dịch vụ thư ký khách hàng… Với cách làm này, doanh nghiệp có thể chủ động bảo vệ hàng hóa; hỗ trợ và tối ưu quá trình vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp giao vận này cũng tiến hành đẩy nhanh tốc độ giao hàng hóa, hướng tới tỷ lệ phát thành công trong ngày cao nhất, tỷ lệ rớt chuyến thấp nhất. Dịch vụ được nhiều khách hàng đánh giá cao về sự an toàn, tin cậy, đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn…
247Express đẩy mạnh số hóa toàn diện. Nguồn: 247Express
247Express chú trọng chuyển đổi số, số hoá toàn diện hơn 200 bưu cục trên cả nước. Phía khách hàng có thể tra cứu vận đơn dễ dàng qua ứng dụng di động. Ngược lại, doanh nghiệp liên lạc, giải quyết nhu cầu khách hàng nhanh chóng hơn với hệ thống quản lý thông tin khách hàng hiện đại.
“Chúng tôi áp dụng nguyên tắc: ‘Một khách hàng – một nhân viên phục vụ’. Mỗi bưu tá của 247Express được đào tạo chuyên nghiệp và phục vụ khách hàng bằng sự tận tâm, chỉn chu và nhanh chóng”, đại diện 247Express cho biết.