UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND thành phố, giai đoạn 2022 – 2025.
Theo kế hoạch, thành phố duy trì hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với 18 doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội; Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội; Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thủ đô; Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội; Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất; Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thuỷ lợi Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Sông Tích; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thuỷ lợi Sông Đáy; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Thuỷ lợi Sông Nhuệ; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội; Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm.
Thành phố sẽ cổ phần hoá 2 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ sau cổ phần hoá từ 50% trở xuống); Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ sau cổ phần hoá trên 50% đến dưới 65%). Thành phố sẽ tiến hành sáp nhập Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Kế hoạch cũng nêu, thành phố thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại 23 doanh nghiệp, gồm: Công ty CP Bao bì 277 Hà Nội; Công ty CP Xuất nhập khẩu Haneco; Công ty CP 18-4 Hà Nội; Công ty CP Sách Hà Nội; Công ty CP Cơ điện Trần Phú; Công ty CP Truyền hình cáp Hà Nội; Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà; Công ty CP Địa chính Hà Nội; Công ty CP Cơ điện công trình; Công ty CP Giầy Thượng Đình; Công ty CP Điện tử Giảng Võ; Công ty CP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế; Công ty CP Khảo sát đo đạc HCGC Hà Nội; Công ty CP Đầu tư khai thác Hồ Tây; Công ty CP Giầy Thuỵ Khuê; Công ty CP Môi trường đô thị Hà Đông; Công ty CP Thống nhất Hà Nội; Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội; Công ty CP Mai Động; Công ty CP Truyền thông Nghe nhìn Hà Nội; Công ty CP Sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm; Công ty Liên danh Norfolk Hatexco; Công ty TNHH Tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 Hà Nội.
Thành phố giữ nguyên phần vốn nhà nước đầu tư tại 4 doanh nghiệp: Công ty CP Cấp nước Sơn Tây (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 95,6%); Công ty CP Đồng Xuân (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 71%); Công ty CP Giống gia súc Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 60,3%); Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội (tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ 73,85%).
Kế hoạch nêu, thành phố sẽ rà soát, xây dựng phương án riêng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các đơn vị: Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội; Công ty CP Hanel; Công ty CP Kim khí Thăng Long.
Về lộ trình thực hiện, đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, thành phố yêu cầu tập trung triển khai xử lý tồn tại về tài chính, tài sản trong năm 2023; hoàn thành cổ phần hoá trong năm 2024 – 2025 theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng phê duyệt; hoàn thành thoái vốn đối với 7 doanh nghiệp trong năm 2024 (30%) và 16 doanh nghiệp trong năm 2025 (70%).
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố chủ động liên hệ với Sở TN&MT để được hướng dẫn và hoàn tất thủ tục pháp lý về đất đai theo quy định; rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo quy định; chủ động rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, tài sản, đất đai, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý…