Không còn là khẩu hiệu, ESG (Environmental, Social, và Governance) đã và đang trở thành một điều kiện cần trong kinh doanh, bên cạnh những yếu tố quan trọng khác như hiệu suất, tiềm năng, sản phẩm…
Bởi, thế giới hiện đối mặt với tình trạng khan hiếm tài nguyên và biến đổi khí hậu, điều này không chỉ là thách thức về mặt môi trường sống mà còn là thách thức về sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, nếu doanh nghiệp không chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng “xanh hóa” và tiết kiệm tài nguyên, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn kinh doanh.
Thực tế, đa phần các đối tác nước ngoài ngày nay đều yêu cầu đơn vị sản xuất đều phải đạt chuẩn LEED (chuẩn của Hội đồng công trình xanh Mỹ). Do đó, nhu cầu chuyển đổi sang mô hình sản xuất “xanh” hơn với các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên đang là một vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Tại Việt Nam, ngoài LEED còn áp dụng chủ yếu 3 loại tiêu chuẩn công trình xanh khác gồm LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam), EDGE (IFC Tổng công ty tài chính quốc tế – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới), BCA – GREEN MARK (Hội đồng công trình xanh Singapore).
“Để đạt tiêu chí công trình công nghiệp xanh, đòi hỏi nhà xưởng phải đạt nhiều tiêu chí từ hệ thống không khí, nước uống, xử lý rác thải cho đến chất lượng sinh hoạt của người lao động… Trong đó việc xây dựng một hệ thống không khí thoáng mát và ít thải nhiệt là một trong những vấn đề căn cơ nhất, được nhiều doanh nghiệp quan tâm và ưu tiên thực hiện ”, ông Ngô Xuân Mạnh – Tổng giám đốc Công ty Đại Việt – chia sẻ với chúng tôi trong buổi trò chuyện mới đây.
Đại Việt được biết đến là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sản xuất nước, không khí và chăm sóc sức khỏe. Sau hơn 20 năm phát triển, hệ thống doanh nghiệp đạt gần 10.000 điểm bán hàng và khoảng 400 điểm bảo hành trên toàn quốc.
Công ty hiện là đối tác cung cấp hệ thống làm mát công nghiệp cho các doanh nghiệp lớn như Samsung, Toyota, Mercedes, Trường Hải, Hutech, Bitis, Phong Phú. Một số thương hiệu thuộc Đại Việt có thể kể đến như Daikiosan, Makano…
Trở lại với vấn đề ESG, theo ông Mạnh sự cấp thiết trên đang mở ra cơ hội mới thị trường máy làm mát ở Việt Nam. Ghi nhận, kể từ năm 2013 đến nay, máy làm mát công nghiệp luôn tăng trưởng 2 chữ số, quân bình đạt từ 15-35%. Dự báo năm 2023, dù thị trường đầy biến động nhưng với làn sóng các nhà máy cải thiện môi trường làm việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh của các tập đoàn đa quốc gia.
“Chỉ 3 tháng đầu năm máy làm mát công nghiệp của Daikiosan đã tăng 200% so với cùng kỳ quý 1/2022. Đại Việt không đơn thuần là bán sản phẩm làm mát, mà hơn hết chúng tôi đem lại giải pháp làm mát cho doanh nghiệp mà là cho sự phát triển bền vững ”, ông nói.
Chia sẻ sâu hơn về phương thức đảm bảo yếu tố ESG cho nhà máy, theo vị này với hệ thống máy làm mát hiệu suất cao sẽ giúp ổn định nguồn nước đầu vào không phụ thuộc nhiệt độ nước tự nhiên. Từ đó, duy trì được sự ổn định nhiệt độ không khí đầu ra của máy làm mát dù ngoài trời 39C miệng gió vẫn ổn định mức 28-31°C.
“Chúng tôi có nhà máy hoàn toàn chủ động sản xuất toàn bộ vật tư, linh kiện đi kèm cho hệ thống làm mát, chủ động kiểm soát chất lượng cũng như giá thành cạnh tranh. Đơn cử, hệ thống máy làm mát công nghiệp Đại Việt cung cấp chỉ có chi phí đầu bằng 10 -25% so với hệ thống điều hòa không khí thông thường, tiết kiệm 80% chi phí, giảm hiệu ứng nhà kính cũngnhuw cải thiện chất lượng không khí ”, ông Mạnh nói thêm.
Dù nhu cầu lớn, song với đặc thù ngành hàng, việc cạnh tranh đối với ngành máy làm mát, đặc biệt là mảng máy làm mát nhà xưởng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp trong nước hơn là các doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ vậy, doanh nghiệp hàng năm tăng trưởng ổn định. Đặc biệt năm 2022 dù thị trường trong nước có nhiều biến động nhưng Đại Việt cho biết vẫn giữ được mức tăng so với mức của ngành. Trong đó, mảng cung cấp máy làm mát không khí là một trong những mũi nhọn được chúng tôi chú trọng đầu tư và phát triển.
Đến nay, Đại Việt đang có một nhà máy sản xuất bật nhất tại Đông Nam Á với diện tích gần 100.000 m2 tại Long An. Lên kế hoạch cho năm 2023, dù nhận thấy rất nhiều thách thức trước bức tranh biến động vĩ mô chung, song Đại Việt vẫn tự đặt chỉ tiêu tăng trưởng 2 chữ số.
“Biết là vô cùng khó khăn nhưng thực chất 2023 chính là cơ hội vì rất nhiều khoảng trống do các doanh nghiệp đối thủ co cụm rời bỏ thị trường. Chúng tôi sẽ lấp khoảng trống đó, nhưng 2023 không phải là năm để tăng lợi nhuận , mà mục tiêu của chúng tôi là tăng thị phần và xuất khẩu ”, ông Mạnh chốt lời.