Saturday, 10 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Doanh Nghiệp > Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện mà cái gì cũng phải đi xin
Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện mà cái gì cũng phải đi xin

Last updated: 08/10/2024 5:37 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Sáng 7/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Liên quan đến thẩm quyền đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Chính phủ trình theo hướng: Quốc hội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn vào doanh nghiệp theo mức tương ứng với dự án quan trọng quốc gia.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện mà cái gì cũng phải đi xin ảnh 1Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trình bày tờ trình tại phiên họp

Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn vào doanh nghiệp ngoài thẩm quyền của Quốc hội và quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đầu tư bổ sung vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Tờ trình cũng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phân cấp quyết định chủ trương đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước 100% vốn điều lệ.

Cùng với đó, dự thảo cũng quy định cụ thể các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn. Trong đó, dự thảo quy định Ủy ban Quản lý vốn nhà nước là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Đồng thời, dự thảo quy định vị trí của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là đơn vị trực thuộc quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, vẫn còn nhiều nội dung trong dự thảo cần phải hoàn thiện, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, hạn chế xin – cho…

Về phạm vi điều chỉnh, ông Thanh đề nghị tách doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với doanh nghiệp có 50% vốn nhà nước theo quy định mới.

Đề cập đến các tổ chức tín dụng, theo ông Thanh, có Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển Việt Nam, mặc dù cũng là ngân hàng nhưng phạm vi, tính chất hoạt động lại rất đặc thù, đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận, cần được bổ sung làm rõ.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện mà cái gì cũng phải đi xin ảnh 2 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp


“Cái gì doanh nghiệp cũng phải đi xin”

Cùng cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị rà soát lại toàn bộ dự thảo luật và cần thể hiện nhất quán tư tưởng Nghị quyết 12 của Ban Chấp hành Trung ương.

Trong đó, theo ông Định, tư tưởng chính là nhà nước không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp.

“Vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản và vốn của doanh nghiệp. Thế mà cái gì doanh nghiệp cũng phải đi xin, cái gì cũng làm thủ tục, mất thời cơ, mất cơ hội kinh doanh”, ông Định nêu vấn đề.

Ông Định cũng đặt câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp tư nhân họ làm hiệu quả? Vì người ta tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm thủ tục, giảm được chi phí xin chỗ nọ, chỗ kia…

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải cắt giảm, đơn giản tối đa thủ tục hành chính, hạn chế cơ chế xin – cho. Vấn đề này, Thủ tướng đã phát biểu chỉ đạo rất nhiều lần, nhưng dự thảo chưa thể hiện được nhiều.

Ông Định nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền. Trong dự thảo luật đã có nhưng “chưa được bao nhiêu”. Tờ trình đưa ra những điểm mới nhưng chưa mới lắm, chưa phân cấp, phân quyền nhiều lắm.

Theo ông, dự thảo quy định doanh nghiệp phải trình quá nhiều thứ, từ thủ tục, chiến lược, phương hướng, kế hoạch… “Người ta đã chịu trách nhiệm toàn diện mà cái gì cũng phải đi xin thì làm sao chịu trách nhiệm toàn diện được”, ông Định cho hay.

Về quy định xử lý triệt để các vướng mắc, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng đã liệt kê những cái vướng, nhưng đọc trong dự thảo thấy dù có nhưng vẫn chưa giải quyết được cơ bản những cái vướng đó.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tách bạch chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước. Dù dự án luật đã thể hiện điều này nhưng chưa tách được nhiều, chưa tách triệt để, cần phải xem xét và hạn chế tối đa quy định chi tiết khi xây dựng luật.


Nguồn tin: https://nguoiquansat.vn/doanh-nghiep-chiu-trach-nhiem-toan-dien-ma-cai-gi-cung-phai-di-xin-164704.html

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Hạ Argentina, Brazil phá kỷ lục vô địch futsal World Cup
Next Article độ lại Porsche Cayenne Turbo GT thành xe minivan chỉ để chiều lòng ‘nóc nhà’

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Doanh Nghiệp

Công ty chứng khoán liên quan bà Trương Mỹ Lan lỗ đậm, nắm giữ hơn 1.800 tỷ đồng tiền mặt

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Một tập đoàn muốn tăng vốn mạnh tại Phú Yên, mở rộng sản xuất điện sinh khối

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Hãng ô tô Việt Kim Long Motor bàn giao lô xe ăn xăng khoảng 8 lít/100km phục vụ thành phố đáng sống nhất Việt Nam

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Đại gia buôn thép ôm nghìn tỷ nợ xấu, biến lỗ thành lãi nhằm thoát án hủy niêm yết

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?