-
“Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng
-
Sau thời gian dài áp dụng nhằm chống vàng hoá nền kinh tế, Nghị định 24 đã đến lúc cần sửa đổi cho phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập thế giới.
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, từ năm 2019 tới nay, giá điện giữ nguyên trong khi chi phí sản xuất đầu vào tăng cao. Trong 4 năm qua, EVN liên tục lỗ do chi phí sản xuất đầu vào tăng.
Theo ông Long, Quyết định 24/2017 của Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân nêu rõ, khi chi phí đầu vào tăng trên 10%, EVN được tăng giá điện. Với mức tăng như hiện nay, để bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, giá điện có thể tăng 10% so với hiện hành. Tuy nhiên, điện là mặt hàng nhạy cảm, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tới đời sống, tiêu dùng. Việc Bộ Công Thương tăng 3% giá điện đã tính toán cân nhắc kỹ, tránh tạo cú sốc, tránh điều hành chính sách giật cục.
“Tăng 3% giá điện sẽ giúp EVN tăng doanh thu, bớt khó khăn dù vẫn thua lỗ. EVN là doanh nghiệp nhà nước, nếu lỗ lớn sẽ khó tồn tại. Chúng ta cần có lộ trình tăng giá điện khi giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng, để doanh nghiệp không rơi vào khó khăn”, ông Long nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, giá điện tăng 3% là mức khiêm tốn. Mức tăng này chưa bù đắp được đà tăng giá nguyên nhiên liệu trong thời gian qua. Ông Doanh lưu ý, dù tăng khiêm tốn nhưng giá điện sẽ tác động nhiều đến nền kinh tế, tác động đến người sản xuất, giá thành sản phẩm.
“Việc tăng giá điện gây ra sức ép để doanh nghiệp và hộ gia đình tiết kiệm điện. Cùng với đó, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại Nam Trung bộ”, ông Doanh đánh giá.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, mức tăng giá điện 3% tương đối thấp. Với mức tăng này, Bộ Công Thương đã rất chia sẻ với người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tăng giá điện 3% sẽ không gây nhiều áp lực lên lạm phát năm 2023.
TS Việt đề nghị, để người dân, doanh nghiệp đồng hành thuận với việc tăng giá điện thỏa đáng, EVN cần minh bạch, công khai chi phí đầu vào, đầu ra và chia sẻ lợi nhuận giữa doanh nghiệp trong cùng hệ sinh thái sản xuất điện rõ ràng. Đang có thực trạng, EVN lỗ nặng nhưng một số công ty con trong hệ sinh thái ngành điện có lãi trong khi chịu chung áp lực chi phí đầu vào.
“EVN cần minh bạch chi phí đầu vào sản xuất, truyền tải điện. Cùng với đó, nếu còn chi phí đầu tư ngoài ngành cũng cần công bố công khai. Với mỗi phương án kinh doanh, cần công khai chi phí đầu vào, đầu ra để làm rõ chi phí mà người dân, doanh nghiệp chia sẻ”, ông Việt khuyến nghị.
Cùng với đó, TS Nguyễn Quốc Việt đề xuất tiếp tục cải cách thủ tục thể chế để ngành điện tiệm cận cơ chế thị trường. Cơ quan chức năng cần gỡ bỏ điều tiết cơ chế thị trường khiến ngành năng lượng kém uyển chuyển, kém thích ứng với điều kiện thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh.