Một nghiên cứu mới về khí hậu nóng lên của hành tinh chúng ta đã cảnh báo rằng, các hệ sinh thái của Trái đất có thể đang hướng tới sự sụp đổ sớm hơn nhiều so với tính toán của các nhà khoa học.
Theo nghiên cứu, hơn 1/5 các điểm tới hạn có khả năng gây thảm họa trên thế giới – chẳng hạn như sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, sự sụp đổ của tảng băng ở Greenland và sự biến đổi đột ngột của rừng nhiệt đới Amazon … có thể xảy ra ngay sau năm 2038.
Trong khí hậu học, “điểm tới hạn” là ngưỡng vượt qua đó một hệ thống khí hậu cục bộ, hay “yếu tố tới hạn”, thay đổi không thể đảo ngược. Ví dụ, nếu tảng băng Greenland sụp đổ, nó cũng sẽ làm giảm lượng tuyết rơi ở phần phía bắc của hòn đảo này, khiến phần lớn của tảng băng không thể phục hồi được.
Simon Willcock, giáo sư về tính bền vững tại Đại học Bangor ở Anh, cho biết trong một tuyên bố: “Hơn 1/5 hệ sinh thái trên toàn thế giới đang có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, những căng thẳng đang diễn ra và các sự kiện cực đoan tương tác để thúc đẩy nhanh những thay đổi có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta”.
Điều này có nghĩa là các chi phí kinh tế và xã hội đáng kể do biến đổi khí hậu có thể đến sớm hơn nhiều so với dự kiến.
Nguồn tin: https://genk.vn/tham-hoa-khi-hau-tren-the-gioi-sap-buoc-vao-vong-lap-20231226172222132.chn