Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online bằng CMND/CCCD qua website CIC?
CIC là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng, thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, CIC đã triển khai xây dựng ứng dụng “CIC Credit Connect” (iCIC) trên nền ứng dụng điện thoại thông minh, để cung cấp dịch vụ miễn phí như một giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính đồng thời minh bạch hóa thông tin tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường và giảm thiểu tín dụng đen.
Chính vì vậy, khi điền thông tin trên CIC, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ bảo mật và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều website, ứng dụng giả danh nhằm mục đích thu thập thông tin cá nhân, khách hàng cần cảnh giác và cần phân biệt được đâu là website thật chính thống của cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tránh bị lợi dụng.
Để kiểm tra bản thân có đang vướng nợ xấu hay không, người có nhu cầu có thể áp dụng một trong 2 cách dưới đây để check nhanh nhất:
Bước 1: Truy cập trang web của hệ thống CIC tại địa chỉ để đăng ký thông tin.
Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân. Điền đầy đủ, chính xác các thông tin được đưa ra của hệ thống và tạo mật khẩu tài khoản.
Tùy theo đối tượng đăng ký có thể lựa chọn: Cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Lưu ý: Nên nhập email và SĐT chính chủ để nhận thông báo từ CIC khi cần thiết. Những mục đánh dấu (*) không được bỏ trống.
Lưu ý trang này chỉ dành cho khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ đăng ký tại tại đây.
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó chọn [Tiếp tục]
Bước 5: Sau 1 ngày, nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp
Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.
Bước 7: Khi báo cáo tín dụng được phê duyệt.
Người dùng truy cập vào website và thực hiện đăng nhập, sau đó chọn [Khai thác báo cáo] để kiểm tra nợ xấu CIC của bản thân tại mục thông tin tín dụng.
Cách kiểm tra nợ xấu bằng ứng dụng CIC trên điện thoại?
Ngoài cách kiểm tra nợ xấu trên website của CIC thì hiện nay người dân có thể tra cứu nợ xấu tại ứng dụng CIC trên điện thoại di động theo các bước sau:
Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại di động.
Bước 2: Đăng ký tài khoản (nhập Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, tạo mật khẩu đăng nhập).
Bước 3: Nhập mã OTP để xác nhận
Màn hình ứng dụng CIC sẽ hiện ra như hình:
Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, khách hàng thực hiện tra cứu lịch sử tín dụng trên CIC theo các bước sau:
Bước 1: Chọn mục Khai thác báo cáo để cung cấp thêm thông thông tin chính chủ với CIC.
Thông tin phải chính xác như Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD và chụp hình CMND/CCCD mặt trước, sau cũng như chụp hình chân dung kèm CMNN/CCCD.
Bước 2: Gửi thông tin cho CIC đợi phê duyệt.
Bước 3: Sau khi được xác thực, người dùng lại nhấn vào nút Khai thác báo cáo trên màn hình chính, lựa chọn báo cáo tín dụng của người dùng đã đăng ký.
Trong đó, Báo cáo Thông tin tín dụng khách hàng vay cá nhân sẽ bao gồm các thông tin như: Thông tin quan hệ tín dụng hiện tại (số tiền vay và bên cho vay), thông tin lịch sử nợ xấu trong 5 năm gần nhất, thông tin về bảo đảm tiền vay, thông tin điểm tín dụng như hình minh họa dưới đây:
Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD tại ngân hàng
Đối với cách này, cá nhân có nhu cầu kiểm tra nợ xấu có thể đến trực tiếp tại ngân hàng/tổ chức tín dụng cho vay tín dụng và cung cấp CMND/CCCD cho ngân hàng/tổ chức tín dụng. Sau đó, ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo kết quả cá nhân có đang bị nợ xấu không, đồng thời cũng sẽ biết được tổng nợ xấu, chi tiết các khoản nợ là bao nhiêu.
Phải làm thế nào để được xóa nợ xấu?
Khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2013/TT-NHNN đaqx quy định về việc cung cấp thông tin tín dụng. Theo đó, tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng, thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Trong trường hợp bên đi vay vốn thuộc các nhóm nợ xấu được xem là thông tin tiêu cực thì thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng của họ chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa là 05 năm sau khi đã giải quyết xong các khoản nợ xấu này.
Tức là sau 05 năm kể từ khi bên vay vốn tất toán xong các khoản nợ xấu thì những người này thuộc nhóm khoản nợ xấu xoá nợ trên hệ thống của CIC, đồng thời cũng có thể được tiếp tục vay vốn như đối với các trường hợp đi vay thông thường.
Theo CIC, không có cơ chế nào về việc xoá nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ. Tuy nhiên, để có thể xóa nợ xấu nhanh nhất, khách hàng cần thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất vay.
Nguồn tin: https://genk.vn/nhung-cach-kiem-tra-no-xau-online-ngay-tai-nha-nguoi-dan-can-biet-de-tranh-tinh-trang-bong-dung-mac-no-len-den-ca-ty-dong-20240315162855406.chn