Theo nhiều chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng sử dụng AI nhiều hơn trong các hoạt động, những người không biết nhiều về công nghệ, về AI có khả năng bị mất việc cao hơn. AI sẽ làm con người mất việc nếu chúng ta không cải tiến bản thân để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nhận định này được làm rõ hơn qua báo cáo khảo sát 31.000 người tại 31 quốc gia và hàng nghìn tỷ dữ liệu từ Microsoft 365 do Microsoft và LinkedIn công bố mới đây. Theo Khảo sát này, tỷ lệ tuyển dụng các nhân tài AI tăng 323% trong vòng 8 năm gần đây, và hiện các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang chuyển hướng sang thu hút những nhân sự có khả năng sử dụng các công cụ AI sáng tạo như ChatGPT và Copilot.
Cũng theo khảo sát này, 71% lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định họ sẽ ưu tiên tuyển dụng một ứng viên ít kinh nghiệm nhưng có kỹ năng sử dụng AI hơn là tuyển dụng một ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng không có kỹ năng này. Thậm chí có tới 77% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, kỹ năng sử dụng AI còn có thể giúp các ứng viên tài năng nhận được các trọng trách lớn hơn trong công ty. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 66% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời sẽ không tuyển dụng ứng viên không có kỹ năng AI.
Từ góc độ người lao động, 76% cho rằng cần phải trang bị các kỹ năng sử dụng AI để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm và 69% cho rằng AI có thể giúp họ thăng tiến nhanh hơn.
Nhân sự cần nâng cao hiểu biết về AI để đáp ứng nhu cầu hiện nay
Nhu cầu tuyển dụng ứng viên có kỹ năng sử dụng AI tăng đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tham gia các khóa học, các chương trình đào tạo về AI. Trong sáu tháng qua, việc học các khóa học LinkedIn Learning để xây dựng năng lực AI đã tăng 160%. Số lượng thành viên LinkedIn trên toàn cầu bổ sung các kỹ năng AI như ChatGPT và Copilot vào hồ sơ của họ tăng gấp 142.
Một thống kê khác trên nền tảng học trực tuyến Coursera cũng cho thấy, nhu cầu về các khóa học AI đã tăng vọt 1.060%. Theo CEO Jeff Maggioncalda của Coursera, điều này tương đương với việc cứ 15 giây lại có người đăng ký một khóa học liên quan đến AI.
Coursera cũng đang yêu cầu kỹ năng sử dụng AI cao hơn với các nhân viên của mình, ông Maggioncalda lưu ý. Hiện tại, công ty yêu cầu một số nhân viên của mình phải tham gia các lớp học kỹ năng AI bắt buộc.
Một khảo mới đây nhất của GMAC (Hội đồng quản lý tuyển sinh sau đại học) với hơn 4.000 ứng viên tại 132 quốc gia cũng cho thấy, 40% ứng viên xem AI là một học phần quan trọng trong chương trình đào tạo sau đại học mà họ tìm kiếm, tỷ lệ này trong năm 2019 chỉ là 29%.
Nâng cao năng lực thông qua các chương trình học về AI trở thành mục tiêu của nhiều người
Tại Việt Nam, chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm chuyên sâu AI của Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) cũng thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều từ các học viên, đặc biệt là các kỹ sư, người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Theo đại diện chương trình, trong bối cảnh thị trường có nhu cầu cao về nguồn nhân lực am hiểu, có khả năng khai thác và tạo ra các sản phẩm AI, chương trình MSE được thiết với các khối kiến thức chuyên sâu về AI và khoa học dữ liệu, hướng đến mục tiêu đào tạo những chuyên gia có thể tạo ra các công cụ AI và khai thác khối dữ liệu khổng lồ đang có để cung cấp cho doanh nghiệp.
Thông qua sự hướng dẫn của giảng viên chuyên môn cao với các môn học bắt kịp xu hướng công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo; AI trong sản xuất DevOps, DataOps, MLOps; Học máy; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Khai phá dữ liệu,… học viên sẽ có được nền tảng kỹ thuật tốt, am hiểu các xu hướng công nghệ mới và có khả năng ứng dụng kiến thức vào xây dựng và phát triển sản phẩm AI có tính thực tế.
Chương trình MSE của ĐH FPT thu hút đông đảo học viên làm việc trong ngành công nghệ
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, MSE còn giúp học viên gia tăng khả năng cạnh tranh nhờ các môn học giúp cải thiện hiệu suất làm việc cá nhân, rèn luyện kỹ năng quản trị đội nhóm như: Quản trị dự án phần mềm nâng cao, Quản trị và phát triển nhóm hiệu suất cao. Qua đó, học viên được rèn luyện các kỹ năng để tự tin đảm nhận công việc quản lý dự án phần mềm hoặc bắt đầu các dự án khởi nghiệp công nghệ của riêng mình.
Chương trình MSE hiện đang được triển khai đào tạo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ. Ứng viên quan tâm có thể tìm hiểu tại caohoc.fpt.edu.vn.
Nguồn tin: https://genk.vn/nguy-co-mat-viec-khi-khong-co-ky-nang-su-dung-ai-20240821112809956.chn