Su hào là loại củ được người Việt ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giá rẻ và nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết loại củ này chứa lượng lớn vitamin C với 62 mg vitamin C trong 100g su hào, nhiều hơn so với cam (53,2 mg vitamin C) và chanh (29,1 mg vitamin C).
Ngoài vitamin C, su hào còn chứa cả kali, magie, phốt pho, canxi, folate,… cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào. Loại củ này còn chứa ít calo, phù hợp với người đang muốn giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của su hào:
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin B6 trong su hào rất cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể như chuyển hóa protein, phát triển hồng cầu và chức năng miễn dịch. Thiếu vitamin B6 có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, ho,…
Ngoài ra vitamin C có trong su hào cũng hỗ trợ chức năng của bạch cầu, tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin C trong 100g su hào có thể đáp ứng 84% lượng vitamin C phụ nữ cần nạp mỗi ngày và 70% với đàn ông.
Kiểm soát đường huyết , ngăn ngừa tiểu đường
Su hào rất dồi dào các chất chống oxy hóa như vitamin C, anthocyanin, isothiocyanate,… Chế độ ăn nhiều các loại rau giàu chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và giảm khả năng tử vong sớm.
Su hào còn giàu chất xơ hòa tan, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Loại củ này có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số GI 20), phù hợp cho cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Những loại rau củ giàu chất xơ như su hào còn làm chậm quá trình hấp thụ đường ở niêm mạc ruột, không làm đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
Một nghiên cứu trên 2.332 đàn ông Phần Lan chỉ ra rằng việc ăn nhiều trái cây, quả mọng và rau quả bao gồm su hào có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh tiểu đường loại 2.
Tốt cho đường ruột
Chất xơ không hòa tan trong su hào thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên, giúp hệ vi sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh hơn từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ béo phì và mắc bệnh đường ruột.
Bổ tim
Su hào chứa các hợp chất thực vật isothiocyanate và glucosinolate, có khả năng giãn mạch máu và giảm viêm, ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch gây xơ vữa động mạch, từ đó ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Hàm lượng anthocyanin cao trong loại củ này còn có thể giúp giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ còn kali trong su hào giúp điều hòa nhịp tim.
Một đánh giá từ 15 nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm 24% nguy cơ tử vong do bệnh tim so với chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ hòa tan trong su hào cũng giúp làm giảm mức cholesterol – một yếu tố liên quan đến các bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Su hào thuộc họ cải, các hợp chất trong rau họ cải được chứng minh khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, bao gồm các khối u ở vú, nội mạc tử cung, phổi, gan, đại tràng và cổ tử cung.
Ngoài những công dụng kể trên, su hào còn tốt cho sức khỏe não bộ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson, củng cố xương và tăng cường thị lực.
Những người tuyệt đối không ăn su hào
Người bị bệnh tuyến giáp
Ngoài ra, su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Những người bị bệnh tuyến giáp
Su hào có thể chứa goitrogens, hợp chất thực vật thường có trong những loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ,… có thể bị sưng tuyến giáp. Vì vậy, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp thì nên hạn chế sử dụng su hào.
Người bị hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết:
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Cách chọn và mua su hào ngon:
- Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.
- Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…)
- Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
- Khi ăn su hào, chúng ta nên ăn cả lá lẫn củ bởi lá su hào ngon và rất tốt, có tác dụng trị thực tích, đàm tích, ác sang – mụn nhọt. Nên chọn những loại lá non để ăn.
Nguồn tin: https://genk.vn/loai-cu-nay-giau-vitamin-c-hon-cam-chanh-an-nhieu-rat-tot-giup-kiem-soat-duong-huyet-ngan-ngua-ung-thu-20240121095113751.chn