Vì sao lại có sự trùng lặp ở lịch dương năm 1996 với 2024? Quy luật của hiện tượng này là gì?
Sau khi đọc thông tin trên, bạn có tự hỏi tại sao lịch dương của năm 1996 lại trùng khớp hoàn toàn với năm 2024? Sự trùng lặp này không phải ngẫu nhiên mà dựa trên một quy luật rất thú vị của thời gian mà nhiều người có thể chưa từng nghe, biết đến.
Lịch dương hay còn gọi là lịch Gregorian là loại lịch được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và là hệ thống lịch chính thức của nhiều quốc gia. Loại lịch này được thiết kế nhằm phản ánh vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời.
Mỗi vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời thực ra kéo dài 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện cho việc tính toán, người ta làm tròn thành 365 ngày cho một năm dương lịch. Vì thế, trong lịch dương, một tuần luôn có 7 ngày, do đó 1 năm luôn có 365 ngày, tương đương 52 tuần và 1 ngày. Do đó, nếu một năm bắt đầu vào một ngày thứ Hai, năm sau sẽ bắt đầu vào ngày thứ Ba.
Cũng vì như vậy, chúng ta cần thêm ngày nhuận vào mỗi 4 năm để điều chỉnh. Như vậy, mỗi năm nhuận sẽ có 366 ngày.
Điều này cũng có nghĩa là sau mỗi 28 năm, lịch dương sẽ trở lại cấu trúc giống hệt như trước đó, với điều kiện là không có sự can thiệp của năm nhuận thế kỷ.
Năm nhuận thế kỷ được định nghĩa là những năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400). Ví dụ, năm 1900 và 2100 là “năm nhuận thế kỷ”. Điều đặc biệt là trong những năm này, người ta lại bỏ qua việc thêm 1 ngày vào tháng 2 như năm nhuận thông thường.
Vì vậy, năm nhuận thế kỷ lại không phải là “năm nhuận” như ta thường thấy, mà chỉ có 365 ngày, giống như năm thường.
Điều này giúp lịch của chúng ta trở nên chính xác hơn, vì nếu cứ thêm 1 ngày mỗi 4 năm, thì sau một thời gian dài, lịch sẽ bị lệch khá nhiều so với thời gian thực tế. Năm nhuận thế kỷ giúp cân đối lại điều đó.
Trong trường hợp của lịch dương năm 1996 và 2024, cả hai đều là năm nhuận bình thường và cách nhau 28 năm. Do đó, lịch của cả hai năm này sẽ giống nhau hoàn toàn.
Với lịch âm, sự “trùng lặp hoàn toàn” được hiểu thế nào, có xảy ra không?
Nói một cách tóm tắt, “sự trùng khớp hoàn toàn” của lịch dương ở đây được hiểu là sự trùng khớp của số ngày trong mỗi tháng, và sự trùng khớp của từng ngày (trong 366 ngày) với một “Thứ” nào đó trong tuần.
Ví dụ như ảnh bên dưới đây, ngày mùng 4 tháng 1 năm 2024 (khoanh đỏ) là vào Thứ Năm, tuần đầu tiên, thì y hệt như vậy: ngày mùng 4 tháng 1 năm 1996 là Thứ Năm, tuần đầu tiên của tháng.
Từ quy luật trùng lặp của lịch dương, ta có câu hỏi tương tự về khả năng hai năm âm lịch có sự “trùng khớp hoàn toàn” hay không?
Lịch âm là cách gọi gọn của “lịch âm dương”, là lịch mà ngày, tháng, năm được đặt theo “thiên can” (10 yếu tố Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý) và “địa chi” (Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi).
Nghĩa là, một ngày – một tháng – một năm bất kỳ sẽ được ghép tên từ 2 yếu tố “Can” và “Chi”, chứ không gọi là “Thứ” – “Số thứ tự tháng” – “Số thứ tự năm” (ví dụ: Ngày 4 tháng 1 năm 2024) như lịch dương.
Vậy có sự “trùng lặp hoàn toàn” theo nghĩa nêu trên của 2 năm âm lịch hay không?
Câu trả lời là: Không thể tìm thấy sự trùng khớp hoàn toàn đến từng ngày, kể cả là lịch của 2 năm trùng tên theo quy luật 60 năm.
Lịch âm hay còn gọi là lịch lunisolar, là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng. Người ta ấn định mỗi tháng sẽ có 29 hoặc 30 ngày, mỗi năm gồm có 12 tháng tương ứng với 12 tháng mặt trăng. Nếu là năm nhuận thì sẽ có 13 tháng, một tháng âm lịch thường có tổng cộng 29 hoặc 30 ngày.
Ở cấp độ năm, mỗi năm trong chu kỳ 60 năm của lịch âm có một sự kết hợp đặc biệt giữa thiên can và địa chi. Ví dụ, năm Giáp Thìn 2024 là sự kết hợp của thiên can “Giáp” và địa chi “Thìn”, và cách đây ít nhất 60 năm, là năm 1964, cũng gọi là năm Giáp Thìn; tương tự vào năm 2084 cũng sẽ là năm Giáp Thìn.
Lịch âm năm Giáp Thìn 2024 và lịch âm năm Giáp Thìn 1964 trùng nhau những gì?
Khảo sát ngẫu nhiên 2 ngày tiết quan trọng của năm 1964 và 2024 là ngày mùng 1 Tết, chúng ta sẽ thấy sự trùng khớp rất nhiều thông tin gồm: Tên gọi năm, Tên gọi tháng, các khung giờ hoàng đạo.
Tuy vậy, tên gọi của 2 ngày tương ứng thì lại khác. Cụ thể, ngày mùng 1 Tết năm Giáp Thìn 1964 là ngày Nhâm Thìn, nhưng ngày mùng 1 Tết năm Giáp Thìn 2024 sẽ là ngày Giáp Thìn. Tháng đều là tháng Bính Dần, và đó đều là ngày “Lập Xuân”.
Ngoài ra, các khung giờ “Hoàng Đạo” cũng giống nhau, nhưng tên gọi theo can chi của từng giờ là khác nhau.
Có lẽ việc tìm ra hai sự trùng hợp tuyệt đối đến 100% từng chi tiết nhỏ nhất, về mặt lịch pháp, của 2 ngày bất kỳ gần như là không khả thi.
Ngay như sự trùng hợp của lịch dương nêu ở bên trên, thì quy luật 28 năm lặp lại cũng không phải tuyệt đối vì có “biến số” là năm nhuận thế kỷ. Có lẽ lịch âm cũng vậy, có “biến số” và chính sự biến số này là biểu hiện của sự kỳ diệu trong vạn vật vũ trụ, mà khoa học đang dần dần khai phá – nhưng chưa bao giờ có thể đi đến tận cùng.
Nguồn tin: https://genk.vn/lich-duong-nam-2024-giong-het-1996-vay-lich-am-nam-giap-thin-2024-giong-het-nam-nao-20240107080224895.chn