Sunday, 18 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Công Nghệ > Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?
Công Nghệ

Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?

Last updated: 17/05/2025 10:12 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Suốt hơn 20 năm nay, mỗi đêm khi Arthur Chareire nằm xuống, anh không cố gắng ngủ mà chỉ nhắm mắt để ráng tưởng tượng ra khuôn mặt mẹ mình, một người phụ nữ Việt Nam đã sinh ra anh nhưng lại bỏ rơi anh khi mới 4 ngày tuổi.

“Tôi thường gặp ác mộng nhiều hơn [là gặp mẹ]”, vị đạo diễn 31 tuổi người Pháp gốc Việt buồn bã nói.

Ký ức duy nhất anh có để tưởng tượng ra mẹ mình là danh tính của bà trên một tờ giấy khai sinh lập vội. Trên đó, Arthur có tên Việt là Vũ Văn Dậu, mẹ anh là Nguyễn Thị Hợi, làm ruộng, quê ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm. 

Phần thông tin, lẽ ra là của người cha thì hoàn toàn bỏ trống.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 1.

Chính Arthur cũng không biết đây có phải danh tính thật của mẹ mình hay không, bởi theo hồ sơ lưu trữ tại Bệnh viện Bạch Mai, ngay sau khi sinh ra anh, mẹ anh đã tự ý trốn viện.

Các bác sĩ đã tìm về tận quê quán người phụ nữ đã khai trên giấy khai sinh, một xã nhỏ ngoại thành cách trung tâm Hà Nội 20 km nhưng không tìm được người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hợi.

Thế là hồ sơ của Dậu được chuyển xuống phòng công tác xã hội của bệnh viện, nơi không lâu sau đó, có một cặp vợ chồng người Pháp sẵn sàng nhận cậu làm con nuôi. 

Năm 1994, Dậu theo bố mẹ nuôi về Pháp, bắt đầu một cuộc đời mới, với một danh tính mới: Arthur Chareire.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 2.

Arthur lớn lên ở Auvergne, một vùng nông thôn thuộc tỉnh Cantal miền nam nước Pháp. Chàng trai mô tả đây là vùng núi lửa nên có rất nhiều núi, tuyết vào mùa đông và những đàn bò ở khắp mọi nơi.

Ở Auvergne, anh có một tuổi thơ tương đối hạnh phúc khi được cha mẹ nuôi yêu thương, và tạo mọi cơ hội học tập, phát triển. Chàng trai máu đỏ da vàng cứ vậy lớn lên tại Pháp, thi đỗ trung học, rồi tốt nghiệp đại học.

Ra trường, Arthur lập nghiệp bằng nghề đạo diễn. Anh chung vốn mở một công ty làm phim ở Paris. Thế nhưng, càng trưởng thành, Arthur càng bị ký ức cội nguồn của mình đè nặng. Anh hòa đồng với mọi người nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn. 

Những buổi trị liệu tâm lý liên tiếp không giải quyết được vết thương âm ỉ của Arthur. “Trong lòng, tôi luôn có cảm giác sợ bị bỏ rơi, ít bạn bè, cô độc. Dù đã gặp bác sĩ tâm lý nhưng tôi vẫn khát khao tìm lại mẹ đẻ ở Việt Nam, dẫu biết hành trình đó không hề dễ dàng”, anh nói.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 3.

Nói là làm, tháng 4 vừa rồi, Arthur đã quyết định nghỉ việc. Anh dự định sẽ trở về Việt Nam, xin 3 tháng thị thực rồi mua một chiếc xe máy để tự rong ruổi trên hành trình tìm lại mẹ mình.

Chờ đợi anh ở đất nước nhiệt đới đầy nắng ấy là một đích đến đầy mơ hồ, không một mảnh thông tin ngoài giấy khai sinh, không một mẩu ký ức về người đàn bà bí ẩn, nhưng cũng không có – dù chỉ một lời oán trách:

“Năm đó, có thể mẹ tôi lâm vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên không đủ sức nuôi con hoặc mẹ không có chồng, sợ ánh mắt khắt khe của người đời, không đủ can đảm để vượt qua”, Arthur nói.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 4.

Việc Arthur không giữ được bất kể ký ức gì về người mẹ ruột của mình không phải là lỗi của anh ấy. Đối với một đứa trẻ mới chỉ 4 ngày tuổi, các nhà khoa học nghi ngờ ký ức thậm chí còn chưa tồn tại.

Họ gọi đó là “chứng mất trí thời thơ ấu”, hiện tượng những đứa trẻ khi lớn lên sẽ dần quên hết tất cả mọi thứ mà chúng nhìn thấy, nghe thấy và cảm giác thấy trước năm 3 tuổi.

Các thử nghiệm trên trẻ sơ sinh đã chứng minh điều đó, rằng một đứa trẻ 4 tuổi có thể nhớ được ký ức năm 3 tuổi của mình, nhưng đã quên gần hết ký ức năm 2 tuổi.

Đến năm 7 tuổi, chúng sẽ chỉ còn nhớ được 72% các sự kiện ở năm chúng 3 tuổi. Con số tiếp tục giảm xuống 35% khi lên 8 hoặc lên 9. Và đến tuổi trưởng thành, tất cả chúng ta sẽ quên gần như toàn bộ ký ức có trong 3 năm đầu đời.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 5.

Ngay cả khi bạn mơ hồ còn nhớ được một sự kiện nào đó, chẳng hạn như những gì đã xảy ra trong bữa tiệc sinh nhật thứ ba của mình, các nhà khoa học cho biết có một khả năng lớn đó là “giả ký ức”, một câu chuyện mà bạn tự tưởng tượng ra từ lời kể lại của bố mẹ, từ những bức ảnh hay từ một nguồn nào đó bên ngoài trí nhớ của não bộ.

Bởi theo giả thuyết được đồng thuận bởi các nhà khoa học hiện tại, não bộ trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi chưa phát triển đầy đủ để có thể lưu trữ ký ức.

Chúng ta biết ký ức của chúng ta hình thành là do sự kết nối giữa các neuron thần kinh trong một vùng của não gọi là hồi hải mã. Khi chúng ta nghe thấy, nhìn thấy và cảm thấy một sự kiện, tín hiệu từ các giác quan sẽ chạy về não bộ và kích thích sự hình thành các khớp kết nối giữa các tế bào thần kinh ở đó gọi là synap.

Khi chúng ta muốn nhớ lại một sự kiện, não bộ sẽ kích thích đúng các synap đã hình thành từ sự kiện đó, giúp ký ức của chúng ta được phát lại trong não bộ như cách chúng ta phát một cuộn băng.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 6.

Thế nhưng, trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, sự phát triển của não bộ trẻ đã khiến trong vùng hồi hải mã liên tục sinh ra các tế bào thần kinh mới.

Khi các tế bào mới được sinh ra một cách ngẫu nhiên, chúng sẽ chèn vào giữa các tế bào thần kinh đã tồn tại. Giống như mầm cây vươn lên khỏi bê tông, chúng phá vỡ các synap mà ở đó ký ức của trẻ đã được hình thành.

Kết quả là mọi ký ức thời sơ sinh của chúng ta sẽ phai mờ dần theo năm tháng, cho đến khi não bộ phát triển hoàn thiện và các tế bào thần kinh mới không sinh ra trong vùng hồi hải mã nữa.

Khi đó, các ký ức lưu trữ lại mới trở thành vĩnh viễn.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 7.

Việc các tế bào thần kinh mới sinh ra ở vùng hồi hải mã, phá vỡ ký ức thời thơ ấu của chúng ta được gọi là giả thuyết sinh thần kinh. Nó được hỗ trợ bởi một số thí nghiệm trên chuột. Trong đó, các nhà khoa học đã can thiệp vào não bộ của chuột sơ sinh, để khiến não chúng không phát triển, hay không sinh ra các neuron mới nữa.

Kết quả cho thấy những con chuột kém phát triển đã giữ lại được ký ức thời sơ sinh tốt hơn những con chuột phát triển bình thường. Nếu vậy, chứng mất trí thời thơ ấu sẽ là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển não bộ.

Đó chính là cái giá của sự trưởng thành, những đứa trẻ phải đánh đổi ký ức của mình để lớn lên. Hoặc ngược lại, chúng sẽ phải giữ mãi bộ não của một đứa trẻ để không lãng quên điều gì cả.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 8.

Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới trên tạp chí Science, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Colombia và Đại học Yale, Hoa Kỳ đang tự hỏi:

Liệu họ có thể giúp những đứa trẻ không phải trả giá bằng ký ức để lớn lên hay không? Liệu có cách nào để giúp – ngay cả những người trưởng thành – lấy lại những ký ức đẹp đẽ thời thơ ấu mà họ đã quên mất?

“Chúng ta có ký ức về những gì đã xảy ra vào hôm nay, ký ức về những gì đã xảy ra vào hôm qua, thậm chí từ vài năm trước. Nhưng tất cả chúng ta đều bị mất ký ức từ thời thơ ấu”, tiến sĩ Tristan Yates, tác giả nghiên cứu đồng thời là một nhà khoa học thần kinh nhận thức tại Đại học Columbia, cho biết.

Thật trớ trêu, đó nhiều khi lại là những ký ức vô cùng đẹp đẽ mà chúng ta đều muốn nhớ, từ ngôi nhà tuổi thơ của mình, thú cưng hoặc đồ chơi đầu tiên, cho đến khuôn mặt bố mẹ, thậm chí ông bà hay những người thân đã mất…

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 9.

“Những gì xảy ra trong não bộ bạn ở khoảng thời gian 2 năm đầu đời rất tuyệt vời”, tiến sĩ Nick Turk-Browne, một nhà khoa học thần kinh tại Đại học Yale khẳng định. “Đó là khoảng thời gian chúng ta bắt đầu nhận biết cha mẹ mình, bắt đầu học đi và bắt đầu học nói”.

Để giúp người trưởng thành tìm lại được những ký ức này, tiến sĩ Nick đang cùng tiến sĩ Tristan dấn thân vào một vùng đất hoàn toàn mới của khoa học ký ức, trong đó, họ phải thực hiện điều mà từ trước nay ít nhà khoa học nào dám làm:

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 10.

Nghiên cứu của Nick và Tristan tuyển dụng 26 đứa trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 4-25 tháng. Trong đó, một nửa số trẻ dưới 1 tuổi.

Những đứa trẻ sẽ đi cùng với bố mẹ mình tới phòng thí nghiệm tại Đại học Yale. Họ được hướng dẫn mang theo bình sữa, núm ti giả, chăn và đồ chơi.

Mục tiêu là làm thế nào dỗ những đứa trẻ này nằm im bên trong một chiếc máy cộng hưởng từ chức năng fMRI, những cỗ máy khổng lồ có vòm tròn mà bạn hay thấy ở bệnh viện. fMRI có khả năng theo dõi hoạt động của từng khu vực của não bộ. 

Nó sẽ tiết lộ điều gì xảy ra trong khi các nhà khoa học cho trẻ làm các bài kiểm tra liên quan đến trí nhớ.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 11.

Chẳng cần phải nói, đây là một nhiệm vụ hết sức thách thức. “Trên nhiều phương diện, trẻ sơ sinh là đối tượng nghiên cứu khó khăn nhất của khoa học”, tiến sĩ Nick nói.

“Chúng không hiểu hướng dẫn của người lớn. Chúng có khoảng chú ý ngắn, lúc nào cũng ngọ nguậy. Nhưng chụp ảnh với máy cộng hưởng từ fMRI đòi hỏi bạn không được động đậy. Nó giống như chụp một bức ảnh bằng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng, bạn phải giữ yên, không được di chuyển một milimet nào”.

Hơn nữa, giống với động vật thí nghiệm, trẻ sơ sinh không thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi suy nghĩ và ý chí. Chúng chỉ có thể làm các bài kiểm tra theo bản năng.

Trẻ cũng không thể trả lời bảng khảo sát sau thí nghiệm, không thể mô tả chúng nhìn thấy gì, đã nghe thấy gì và nhớ những gì. “Chụp cộng hưởng từ chức năng là cách duy nhất để có thể biết những gì đang diễn ra trong tâm trí của trẻ sơ sinh, khi chúng ta không thể hỏi chúng những câu hỏi”, tiến sĩ Nick nói.

“Bạn phải nhìn vào não của trẻ để có được câu trả lời”.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 12.

Trong thí nghiệm, 26 đứa trẻ sẽ được quấn chăn và nằm trong máy cộng hưởng từ. Các nhà khoa học đặt sẵn một màn hình bên trong máy để chiếu cho chúng xem một mẫu hình kính vạn hoa màu xanh lá cây. “Đây là loại màn hình gây ảo giác, giúp trẻ tập trung ánh mắt của chúng vào trung tâm màn hình”, tiến sĩ Tristan nói.

Sau khi những đứa trẻ đã tập trung vào điểm nhìn mục tiêu, các nhà khoa học sẽ phát một hình ảnh lạ mà chúng chưa từng nhìn thấy trước đây – có thể là một hẻm núi, một món đồ chơi hoặc khuôn mặt của một người phụ nữ.

Hình ảnh chỉ xuất hiện trong 2 giây rồi biến mất. Để xem những đứa trẻ có thể nhớ được chúng hay không, chúng sẽ được cho nhìn lại hình ảnh này sau 1 phút, với sự xuất hiện bên cạnh một hình ảnh khác cùng loại.

Ví dụ như những đứa trẻ ban đầu được cho xem hình ảnh của một hẻm núi trong 2 giây. Sau đó 1 phút, chúng sẽ lại được cho xem hẻm núi này đặt bên cạnh một cây cầu.

Nếu đứa trẻ nhận ra hẻm núi chúng đã xem, chúng sẽ nhìn vào đó lâu hơn so với cây cầu, chứng tỏ trí nhớ về hình ảnh đã hình thành. Ngược lại, nếu trẻ chỉ nhìn ngẫu nhiên cả hẻm núi và cây cầu với tần suất như nhau, thì ký ức về hình ảnh đã không được ghi lại.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 13.

“Khi trẻ sơ sinh chỉ nhìn thấy một thứ gì đó một lần trước đó, chúng tôi mong đợi trẻ sẽ nhìn vào nó nhiều hơn khi hình ảnh xuất hiện lại”, tiến sĩ Nick cho biết.

“Vì vậy, trong nhiệm vụ này, nếu trẻ sơ sinh nhìn chằm chằm vào hình ảnh đã nhìn thấy trước đó nhiều hơn hình ảnh mới bên cạnh, điều đó có thể được hiểu là trẻ nhận ra hình ảnh đó quen thuộc”.

Thật vậy, kết quả thí nghiệm trên 26 trẻ sơ sinh cho thấy cả trẻ dưới 12 tháng tuổi và trên 12 tháng tuổi đều có tần suất nhận ra hình ảnh quen thuộc lớn hơn hình ảnh lạ.

Điều này cho thấy ký ức trong não bộ trẻ đã hình thành.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 14.

Kết hợp với hình ảnh cộng hưởng từ chức năng, các nhà khoa học nhận thấy hoạt động ở vùng hồi hải mã – vùng não lưu trữ ký ức – của trẻ đã tăng lên khi trẻ nhìn thấy và nhớ lại hình ảnh.

Tuy nhiên, hoạt động này xảy ra mạnh hơn ở trẻ trên 12 tháng tuổi. Và những đứa trẻ này còn thể hiện sự kích hoạt một vùng não khác gọi là vỏ não trán ổ mắt, liên quan đến việc ra quyết định và nhận dạng ký ức.

“Những gì chúng tôi có thể kết luận là vùng hồi hải mã đã có thể mã hóa ký ức cá nhân ngay từ thời kỳ sơ sinh”, tiến sĩ Tristan cho biết. Hiệu ứng này xảy ra ngay từ 4 tháng tuổi đã kéo lùi rất xa khoảng giới hạn 3 năm mà các nghiên cứu trước đây cho rằng trẻ không thể hình thành ký ức.

Và bởi nghiên cứu chỉ tuyển dụng trẻ nhỏ nhất là 4 tháng tuổi, các nhà khoa học nghi ngờ hiệu ứng thậm chí còn có thể xảy ra sớm hơn, nếu những đứa trẻ ít tuổi hơn được tham gia thí nghiệm.

“Nghiên cứu này cho kết quả tương thích đáng kể với các bằng chứng trước đây trên động vật, cho thấy chứng mất trí nhớ ở trẻ sơ sinh là một vấn đề truy xuất”, tiến sĩ Nick cho biết.

Điều đó có nghĩa là trẻ sơ sinh vẫn có thể hình thành và ghi nhớ ký ức, nhưng việc chúng không thể nhớ lại những ký ức đó xảy ra do một lỗi truy xuất nào đó của não bộ.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 15.

“Chúng tôi đang nghiên cứu để theo dõi độ bền của ký ức ở vùng hồi hải mã trong suốt thời thơ ấu và thậm chí đang tiến sát đến một ý tưởng táo bạo, gần với khoa học viễn tưởng rằng những ký ức đó vẫn tồn tại dưới một hình thức nào đó cho đến khi chúng ta trưởng thành, chỉ là chúng ta chưa thể tiếp cận được chúng mà thôi”, tiến sĩ Nick nói.

Nếu đúng là như vậy, nghiên cứu này sẽ mở ra một cơ hội, trong đó, các nhà khoa học có thể tìm cách khôi phục lại được những ký ức từ thời sơ sinh của tất cả chúng ta, khi chúng đang được lưu trữ hoặc mã hóa trong một khu vực nào đó ở vùng hồi hải mã.

Công việc lúc này chỉ là tìm cách tiếp cận lại chúng.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 16.

Tham vọng của các nhà khoa học tại Đại học Yale không hẳn là không có cơ sở. Trong một nghiên cứu trên tạp chí Curent Biology, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto đã chứng minh họ có thể giúp chuột trưởng thành truy xuất lại được ký ức thời thơ ấu mà chúng từng quên mất.

Đầu tiên, họ đưa những con chuột sơ sinh mới 17 ngày tuổi vào một chiếc lồng gọi là buồng điều hòa sợ hãi. Đó là một chiếc lồng làm bằng acrylic trong suốt, nhưng có sàn kim loại để phóng ra những cú chích điện vào lũ chuột.

Những con chuột sơ sinh được đưa vào chiếc lồng và phải chịu những cú chích điện kéo dài 2 giây, lặp đi lặp lại sau mỗi 2 phút để hình thành ký ức sợ hãi – loại ký ức theo bản năng sẽ được ghi nhớ khắc sâu nhất trong não bộ.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 17.

Trong quá trình này, các nhà khoa học quan sát xem những tế bào thần kinh nào ở vùng hồi hải mã của chuột được kích hoạt, rồi gắn thẻ chúng bằng Channelrhodopsin-2 (ChR2), một loại protein nhạy sáng sẽ sáng lên khi tế bào thần kinh hoạt động.

Sau khi thông tin được ghi lại, những con chuột sẽ được thả về lồng nhốt bình thường. Họ đợi lũ chuột lớn lên đến 90 ngày, rồi bắt chúng và thả sang buồng điều hòa sợ hãi một lần nữa.

Dựa trên quan sát hành vi và nhóm tế bào thần kinh được gắn thẻ không được kích hoạt lại, các nhà khoa học cho biết lũ chuột đã quên hết sự sợ hãi khi bước vào căn buồng mà chúng bị chích điện ở ngày thứ 17.

Thế nhưng, sau khi họ sử dụng ánh sáng laser để kích thích lại đúng các tế bào thần kinh đã được đánh dấu trước đó bằng ChR2, bất ngờ thay, lũ chuột đã nhớ ra ký ức tuổi thơ của chúng. 

Chúng bắt đầu đứng bất động và run sợ trong căn buồng điều hòa sợ hãi, dù cho các nhà khoa học chưa bật công tắc chích điện.

Về mặt nguyên tắc, thí nghiệm của các nhà khoa học Toronto đã chứng minh chứng mất trí thời thơ ấu là một tình trạng xảy ra do lỗi truy xuất chứ không phải lưu trữ.

Và nếu vậy, họ có thể phục hồi ký ức cho chuột – và có thể là cả con người – bằng việc tái kích hoạt những tế bào thần kinh đã ghi nhớ ký ức trong vùng hồi hải mã.

Thế nhưng, điều này đặt ra một câu hỏi: Liệu chúng ta có nên làm thế hay không?

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 18.

Những con chuột chắc chắn sẽ không muốn nhớ lại những cú chích điện khi chúng mới được 17 ngày tuổi. Có thể con người cũng vậy. Đâu phải tuổi thơ của ai cũng ngập tràn những kỷ niệm hạnh phúc.

Khi bạn lấy lại được ký ức về nụ cười đầu tiên, bạn cũng sẽ phải nhớ lại tiếng khóc đầu đời. Khi bạn nhớ lại khuôn mặt của một người thân đã mất, bạn cũng sẽ phải tham dự đám tang của người đó.

Cứ một ký ức hạnh phúc của thời thơ ấu sẽ đi kèm với không chỉ một, mà có thể là nhiều ký ức đau khổ.

Sigmund Freud, nhà thần kinh học nổi tiếng người Áo, vì vậy đã cho rằng chứng mất trí thời thơ ấu là để những đứa trẻ lớn lên và không phải nhớ lại những sang chấn trong tuổi thơ của mình.

Thực tế, con người là một giống loài có tuổi thơ kéo dài, phụ thuộc nhất và dễ bị tổn thương nhất trong các loài động vật. Một con ngựa biết đứng dậy để chạy trốn kẻ thù ngay sau khi sinh, con người phải chờ đợi 10-14 tháng.

Một con sói cai sữa chỉ sau 6 tuần, trưởng thành hoàn toàn chỉ sau 2 năm. Con người phải đến 2 tuổi mới cai sữa và được coi là trưởng thành ở năm 18 tuổi.

Sự phụ thuộc kéo dài và khả năng độc lập muộn của loài người khiến tuổi thơ của chúng ta có khả năng chứa nhiều ký ức đáng quên hơn là đáng nhớ.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 19.

Chẳng hạn như đối với Arthur, vị đạo diễn 31 tuổi gốc Việt đang đi tìm mẹ, nhớ lại được người mẹ của mình và những kỷ niệm trong 4 ngày đầu đời cũng đồng nghĩa với việc nhớ lại cả những tháng ngày đằng đẵng bị bỏ rơi sau đó.

Đâu đó về mặt lý trí, chàng trai người Pháp nói mình sẽ chấp nhận. “Tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ về việc tôi sẽ nói gì nếu tôi tìm thấy mẹ. Nếu được gặp mẹ, có lẽ điều đầu tiên tôi muốn nói với bà chính là: “Cảm ơn!”. Tôi cũng là một người khá tình cảm, vì vậy tôi có lẽ sẽ khóc”, anh nói.

Thế nhưng, trong thâm tâm, Arthur vẫn có cho mình một nỗi ám ánh: “Là đứa trẻ phải xa rời vòng tay mẹ đẻ từ khi mới sinh, tôi mang trong mình nỗi sợ bị mọi người bỏ rơi một lần nữa”.

***

Cập nhật: Cuối tháng 4, ngay sau khi câu chuyện của Arthur được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội, đã có một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hợi với thông tin gần trùng khớp trên giấy khai sinh nhận là mẹ của Arthur.

Bà Hợi sinh năm 1960, quê ở xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội, ngay bên cạnh xã Dương Xá cho biết: “Nhiều khả năng đó là con trai tôi”.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 20.

(Ảnh: Hà Trang, báo Dân Trí).

“Lúc đó, tôi không có chồng, làm ruộng nên cuộc sống khó khăn. Khi cho con đi làm con nuôi, tôi hy vọng cháu sẽ có cuộc sống sung sướng, được học hành tử tế. Nếu con ở với tôi chắc chắn sẽ khổ. Nhiều năm qua, tôi chưa hết day dứt trong lòng về quyết định này”.

“Tôi từng mong muốn tìm lại con nhưng thông tin trong tay rất ít ỏi, không khác gì mò kim đáy bể. Ngoài ra, tôi cũng sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của con, nghĩ con sẽ khổ vì mình.

Ở tuổi xế chiều, khi đọc được người có thông tin trùng khớp với con trai mình, tôi rất xúc động. Được đoàn tụ với con trai là niềm hạnh phúc lớn nhất với tôi lúc này. Trong trường hợp con không nhận mình, tôi cũng chấp nhận, chỉ cần biết con khỏe mạnh”, bà Hợi tâm sự.

Tại sao chúng ta quên hầu hết ký ức thời thơ ấu: Đó là món quà hay cái giá phải trả của sự trưởng thành?- Ảnh 21.

Về phần mình, Arthur cho biết anh sẽ gửi mẫu tóc về Việt Nam để xét nghiệm DNA xác nhận thông tin của bà Hợi. “Tôi hi vọng kết quả sẽ tốt đẹp”, anh nói.

Nhưng dù có thế nào đi chăng nữa, anh cũng sẽ phải trở lại Việt Nam: 

“Tôi đã chờ đợi cả đời để thực hiện chuyến đi này. Tôi không muốn về Việt Nam kiểu du lịch một, hai tuần rồi quay lại. Tôi muốn ở lại đủ lâu để thực sự sống ở đó, hiểu cách mọi người sinh hoạt, nghĩ ngợi và yêu thương”.


Nguồn tin: https://genk.vn/tai-sao-chung-ta-quen-hau-het-ky-uc-thoi-tho-au-do-la-mon-qua-hay-cai-gia-phai-tra-cua-su-truong-thanh-20250515171230504.chn

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Quốc hội xem xét nới lỏng chính sách nhập tịch
Next Article Amorim: ‘Đấu Chelsea là cách chuẩn bị tốt nhất cho chung kết Europa League’

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Công Nghệ

Tòa nhà từng thay phòng như LEGO, lắp xong căn hộ chỉ trong 3 tiếng

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Android tăng cường bảo vệ người dùng trước các cuộc gọi lừa đảo

By Cafe Bệt
Công Nghệ

DeepSeek khiến các startup Trung Quốc tự tin, khẳng định ‘Made in China’ là hàng chất lượng, ‘đáng đồng tiền bát gạo’

By Cafe Bệt
Công Nghệ

Lợi nhuận quý I của 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam thấp nhất từ khi có thống kê tới nay

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?