Đối với Cấn Hưng, những chiếc smartwatch thực ra chỉ để xem giờ, đọc thông báo và tránh lỡ cuộc gọi quan trọng là chính. Nhưng, sau 2 tuần dùng thử Galaxy Watch Ultra, anh nhận ra nó có thể làm nhiều hơn thế, đặc biệt là để hỗ trợ tập luyện và theo dõi sức khỏe.
Nhu cầu tập luyện của Hưng thực ra cũng không nhiều, chỉ đơn giản là các bài tập body weight tại nhà, xen kẽ đi bộ và chạy bộ với mục đích có thân hình gọn gàng hơn, để tăng cơ, giảm mỡ. Bình thường, Hưng chỉ tập mà không tính giờ, tính calo mà cứ thấy đủ mệt là nghỉ, nhưng khi dùng thử Galaxy Watch Ultra, anh chàng đã cố gắng bài bản hơn, chia khung thời gian cho từng bài tập, đồng thời đặt mục tiêu lượng calo tiêu hao để đảm bảo hiệu quả tốt hơn.
Hưng cũng đã tìm hiểu kĩ về những tính năng mà chiếc đồng hồ có, và anh thấy đây là 4 khía cạnh mà anh ưng ý nhất, giúp anh tập luyện và sinh hoạt điều độ hơn.
Sai lầm của không ít người là nghĩ rằng cứ tập càng nặng, càng thấy mệt càng cho hiệu quả cao. Sự thật là nếu tập quá nặng khiến nhịp tim tăng cao đến giới hạn tối đa trong thời gian dài có thể gây căng thẳng cho tim, tăng nguy cơ chấn thương, mất cân bằng điện giải, thậm chí còn có thể phản tác dụng, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và làm bạn dễ bị bệnh hơn.
Biết rõ điều này nên Hưng đã dùng Galaxy Watch Ultra để theo dõi liên tục nhịp tim, đồng thời cài đặt lại các vùng nhịp tim trong khi tập. Khi nhập thông tin như tuổi tác, mức độ vận động, cân nặng… vào đồng hồ, máy đã tự động tính toán khoảng nhịp tim tối đa rồi, nhưng nếu muốn thay đổi, chúng ta vẫn có thể nhập lại để đồng hồ tự động tính toán theo đó. Vậy là, trong mỗi buổi tập, nếu nhịp tim tăng cao quá mức, đồng hồ sẽ hiển thị thông báo để chúng ta điều chỉnh lại cường độ hoặc tạm dừng bài tập để nhịp tim quay lại mức bình thường.
“Công chạy không bằng cách chạy” là câu nói mình tự thấy rất đúng. Cố gắng chạy nhanh chưa chắc bằng chạy chậm mà bền lâu. Có Galaxy Watch Ultra đeo trên tay, vừa nhắc nhở chạy đúng pace, vừa theo dõi xem nhịp tim có tăng quá cao không rất tiện, khỏi lo quá sức.”
Bình thường các đồng hồ thông minh khác chỉ theo dõi và đưa ra bảng số liệu về vận động, giấc ngủ của người dùng. Samsung thì tiến thêm 1 bước, dựa vào các thông tin đó và kết hợp với AI để đưa ra các gợi ý giúp người dùng thay đổi thói quen và dần dần cải thiện sức khỏe.
“Hàng ngày ứng dụng Health trên điện thoại đều hiển thị thông báo nhắc nhở mình, kiểu như hôm qua ngủ hơi muộn, nhớ chấn chỉnh; hoặc là vì hôm trước tập hơi nhiều nên hôm sau phải nghỉ ngơi bù lại để cơ thể hồi phục lại. Cái này mình đánh giá rất cao, cảm giác như tự nhiên có PT riêng, cần mẫn chỉ mình cách sống khỏe hơn.” – Hưng chia sẻ về tính năng Wellness Tips của Galaxy Watch Ultra.
Cũng dùng AI, Galaxy Watch Ultra và ứng dụng Health tổng hợp lại các hoạt động của ngày hôm trước, từ chất lượng giấc ngủ, nhịp tim khi ngủ đến thời gian vận động để đưa ra mức điểm năng lượng, tính trên thang 100.
Vì tính chất công việc nên Hưng thường ngủ muộn, không đủ giấc, cộng thêm những buổi tập kéo dài cả tiếng nên điểm năng lượng hàng ngày thường chỉ ở mức 50 đến 70, không tệ nhưng cũng vẫn cần cải thiện nhiều.
“Theo Galaxy Watch Ultra thì hầu hết các yếu tố sinh hoạt hàng ngày của mình chỉ ở mức trung bình, có vài khía cạnh như thời gian ngủ trung bình và hoạt động ngày hôm trước liên tục thấp, làm điểm năng lượng giảm rất nhiều. Dựa vào đó mình có thể chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày, ít nhất là phải tập ngủ sớm hơn, đủ giấc hơn. Cái này rõ ràng về lâu dài sẽ có lợi rồi, nhưng mà trước khi thì mình không để ý nên mặc kệ.” – Hưng giải thích.
Ai thích chạy bộ như Hưng chắc chắn sẽ thích tính năng này. Khả năng lưu lịch sử vị trí bằng GPS của các loại smartwatch thường không tốt lắm, nhất là khi ở những nơi có nhiều nhà cao tầng. Việc tích hợp GPS băng tần kép giúp tăng độ chính xác, từ đó cũng có thể tính toán quãng đường, tốc độ chạy… chuẩn hơn.
Hưng đã thử đeo Galaxy Watch Ultra với mẫu đời cũ cùng lúc trong 1 buổi chạy và đúng là thấy rõ khác biệt. Ứng dụng Health ghi lại đường chạy chi tiết hơn và đúng hơn với chiếc Watch Ultra, trong khi phiên bản cũ với GPS băng tần đơn có nhiều đoạn hiển thị sai, đường chạy biến thành đường chim bay.
“Thực ra tính năng GPS băng tần kép này không cần thiết đến mức phải có, nhưng nếu được tích hợp sẵn trên đồng hồ thì vẫn tiện hơn nhiều và mình còn cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra khi mua Watch Ultra.”
Bên cạnh 4 điểm mà Hưng rất ưng ý ở trên, anh còn khen Watch Ultra ở chỗ đã hoạt động mượt mà hơn các bản trước nhiều, giao diện gần như không còn giật lag, độ trễ nhờ chip xử lý 3nm mới của Samsung. Bộ cảm biến BioActive năm nay tiếp tục được nâng cấp nhiều, cho độ chính xác cao hơn khi đo các chỉ số cơ thể.
Tính năng đo tỉ lệ cơ/mỡ cũng là điểm cộng hay, chưa hãng nào có, giúp anh theo dõi các thay đổi của cơ thể tích cực hay tiêu cực và điều chỉnh thói quen ăn uống, tập luyện theo. Ngoài ra, Hưng đánh giá thời lượng pin khoảng 3 – 4 ngày của Watch Ultra chưa phải tốt nhưng cũng không quá tệ: “Chỉ cần không phải sạc hàng ngày là đủ với mình rồi.” – Hưng nhận xét.
Dù vậy, Hưng cũng chia sẻ có 2 điểm đáng tiếc nhỏ về Watch Ultra là không có vòng xoay vật lý như các dòng Watch Classic và tính năng sạc ngược không dây qua điện thoại. “Mình đọc giải thích là Samsung phải bỏ vòng xoay vật lý để đáp ứng chuẩn độ bền quân đội, bỏ sạc ngược không dây để nhường diện tích chứa cho bộ cảm biến BioActive mới. Nói chung cũng hợp lý, nhưng giá như Samsung giữ lại được 2 tính năng này thì Galaxy Watch Ultra thực sự hoàn hảo, khó mà chê được gì.”
Nguồn tin: https://genk.vn/2-tuan-dung-thu-4-nhan-xet-ve-nhung-tinh-nang-theo-doi-suc-khoe-cua-galaxy-watch-ultra-20240807055010894.chn