Theo kết quả khoanh định vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu cát nhân tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vừa được phê duyệt, tỉnh có 19 khu vực có tiềm năng lớn cát tuyển rửa với tổng tài nguyên là 40.500.278m3; 20 khu vực có tiềm năng lớn cát nghiền với tổng tài nguyên là 13.835.360m3.
Ngoài ra, còn có 15 khu vực có tiềm năng trung bình cát tuyển rửa với tổng tài nguyên là 7.896.737m3; 43 khu vực có tiềm năng trung bình cát nghiền với tổng tài nguyên là 9.827.680m3…
Những nơi trên địa bàn tỉnh có tiềm năng lớn về cát tuyển rửa là: khu vực Hòn Dung, Nhơn Hải quy mô 145,19ha, tài nguyên 8.143.068m3; khu vực núi Bà Râu, Lợi Hải 70,76ha, tài nguyên 3.725.258m3; khu vực thôn Lập Lá, Lâm Sơn 69,12ha, tài nguyên 1.345.271m3; khu vực núi Chồng, Phước Thái 46,13ha, tài nguyên 804.555m3; khu vực xã Phước Tiến quy mô 40,31ha, tài nguyên 948.595m3…
Bên cạnh đó, một số khu vực khác có tiềm năng lớn về cát nghiền là mỏ đá núi Ma Tú, Phước Thành quy mô 45,01ha, tài nguyên 1.080.240m3; mỏ đá Hòn Giài, Nhơn Sơn 35,98ha, tài nguyên 1.151.360m3; mỏ đá núi Hòn Gió, Mỹ Sơn 30,7ha, tài nguyên cát 736.800m3…
UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thẩm định hồ sơ thiết kế mỏ khoáng sản làm vật liệu cát nhân tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định; rà soát chồng lấn giữa quy hoạch các ngành, địa phương với vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu cát nhân tạo để tham mưu điều chỉnh cho phù hợp.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành và địa phương tham mưu cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu chế biến cát nhân tạo trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường…
Nguồn tin: https://vneconomy.vn/ninh-thuan-39-khu-vuc-co-tiem-nang-lon-ve-cat.htm