Sáng cuối đông, trời vẫn còn se lạnh. Đợi những cơn gió lạnh đầu ngày bay đi, vợ chồng cô Đặng Thu Hương (53 tuổi), chú Nguyễn Tử Cát (65 tuổi, cư dân khu Rừng Cọ, Ecopark) mới dắt tay nhau tản bộ quanh khu đô thị (KĐT). Mỏi chân, họ ngồi xuống vệt cỏ trong công viên.
Mê không gian xanh của Ecopark từ ngày còn công tác trong quân đội, chú Cát đã mua một căn hộ ở Ecopark, chỉ đợi về hưu là chuyển về sinh sống. 7 năm là cư dân của thành phố xanh, chú Cát nói đây là lựa chọn đúng bởi cuộc sống thú vị, chỉ vài bước chân là tiện nghi, không thiếu thứ gì.
Chú Cát- người đàn ông mê toán nhưng về Ecopark biết làm thơ cũng tự hào về nơi mình đang sống có rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Họ thường xuyên tụ họp, thưởng trà, kể cho nhau nghe về chuyên môn của mình hay cùng nhau chơi thể thao vào mỗi cuối ngày. “Về hưu nhưng tôi thấy mình không rảnh rỗi chút nào. Mỗi ngày 2 lượt chạy, đi bộ rồi cầu lông, bóng rổ, bơi… môn nào tôi cũng chơi được và có chiến hữu. Còn bà xã tôi cũng không sợ bị buồn vì tham gia trong đội văn nghệ của khu”.
Cô Hương- vợ chú Cát gần 10 năm trước, khi còn ở bên Hà Nội mắc bệnh trầm cảm, ngại giao tiếp với bên ngoài. Nhưng từ khi về Ecopark, cô mở lòng hơn, dần dần tự tin trò chuyện và giờ đây trở thành “người của công chúng”, tham gia nhiều hoạt động của KĐT.
Họ hẹn nhau ngày cuối tuần sẽ đi chợ phiên, mua bán một số thứ để đem tặng những người bạn mới chuyển đến Ecopark sinh sống.
Gần đây, nhiều cư dân thành phố xanh Ecopark vừa đi dạo bộ vừa nghe ca khúc do chính hàng xóm của mình sáng tác. Đó là ca khúc “Ecopark – Thành phố tình yêu xanh” do cô Thu Minh (cư dân Sol Forest, Ecopark) viết lời. Bản nhạc được thu lại, chia sẻ qua zalo nhiều hội, nhóm cư dân. Trên Fanpage của cư dân Ecopark, cô Minh cũng trở thành “ngôi sao cư dân” chỉ sau một buổi biểu diễn hôm Quốc tế Phụ nữ, 8/3.
https://www.youtube.com/watch?v=3U94bm64NiY
Cô Thu Minh là một trong những “cây văn nghệ” nổi tiếng của KĐT Ecopark. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ đoàn thể, cô Thu Minh mong ước về già cũng có thể kết nối mọi người, giúp những người lớn tuổi có thêm niềm vui. “Tôi thành lập câu lạc bộ (CLB) để mọi người giao lưu, hát, khiêu vũ cùng nhau, không ngờ được mọi người quý mến đến vậy. Mọi người sống ở đây thân thương, nhiều khi quên đi cả tuổi tác bệnh tật, say mê luyện hát, khiêu vũ, tập yoga, giống như mình vẫn còn trẻ vậy”, cô Minh cười tươi, nói và cho biết thêm hiện cô và các con đều sinh sống trong KĐT để đại gia đình được gần gũi.
Tại thành phố xanh Ecopark, nếu như người lớn có nụ cười, niềm vui riêng với những CLB sinh hoạt thường xuyên như: Bóng bàn, cầu lông, cờ vua, khiêu vũ, đạp xe, chạy bộ, chèo thuyền kayak… thì trẻ nhỏ lại có niềm vui với những người “bạn” đặc biệt ngoài công viên như: thỏ, sóc, gà tây, chim công, cừu,…
Ở đây, trẻ nhỏ như được giải phóng bàn chân, giải phóng con mắt, giải phóng tâm hồn khỏi những điều chật hẹp. Không còn sự bó buộc trong không gian hữu hạn, chúng được thỏa mình khám phá thiên nhiên, được tha hồ chạy nhảy với đôi chân trần tung tăng trên thảm cỏ xanh mềm mại, tha hồ vui chơi nô đùa đuổi bắt dọc con đường ven hồ rợp mát bóng cây. Từ các khu vườn, bãi cỏ xanh tới các khu vui chơi, nhà gỗ… đâu đâu cũng ngập tràn tiếng cười con trẻ.
“Sống và cảm nhận chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi: Biết bao nhiêu tiền để mua được nụ cười trẻ thơ? Và qua năm tháng, những khoảnh khắc tươi vui của cuộc sống, những nụ cười vô tư, những hạnh phúc đong đầy hôm nay sẽ theo con trẻ lớn lên và trở thành miền ký ức tươi đẹp của chúng sau này. Chúng sẽ tự hào kể về nơi chúng lớn lên với đầy ắp sắc màu, tiếng cười. Mỗi lần thấy các con tươi cười như thế, tôi biết rằng mình đã có quyết định đúng đắn nhất trong 5 năm gần đây là chuyển cả gia đình về Ecopark sinh sống”, chị Hồng Nhung (cư dân Sky Oasis), vốn có 3 ngôi nhà tại phố cổ Hà Nội chia sẻ.
Giống như chị Nhung, mỗi cuối tuần, cả gia đình chị Thanh Hoa (cư dân Park River) lại mang lều trại ra giữa công viên dù mỗi ngày vẫn đi lại, tập thể dục trên đoạn đường nội khu đó. “Cảm giác nằm giữa thiên nhiên, ngửa mặt lên trời mà hít hà hương hoa cỏ trong khi các con ở bên cạnh í ới gọi nhau, đùa nhau rồi lăn ra cười bò, với tôi là cảm xúc vô giá”, chị Thanh Hoa nói.
Có lẽ hiếm khu đô thị nào, từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già lại có nhịp sống thật khác biệt như vậy. Ngay giữa khu đô thị, bên trong những tòa cao ốc, khu biệt thự hiện đại… người ta vẫn cảm nhận được yên tĩnh, trong lành.
Còn theo cô Thu Minh, điều ý nghĩa nhất ở Ecopark là tình người, tình thân. Nhiều người ở Ecopark dù mới gặp lần đầu đã sẵn sàng chia sẻ với nhau. Mọi người sống với nhau bằng sự tử tế, thân thiện. Ngay cả bảo vệ, lao công cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ cư dân, nhất là những người lớn tuổi luôn được ưu ái hơn. Trong cộng đồng cư dân văn minh, cô cũng tìm cho mình những người bạn tâm giao có thể sẻ chia mọi chuyện trong cuộc sống.
Còn với chị Thanh Hoa, một điều khiến chị thêm yêu vùng đất mình đang sống đó cũng là sự tử tế. “Người dân sống với nhau theo mô hình tình làng nghĩa xóm xưa, chia sẻ với nhau từ mớ rau, con cá, trái ớt trồng ngoài ban công… Cũng ở Ecopark, tôi nhiều lần làm rơi, quên đồ nhưng rồi một lát sau lễ tân hay người lạ gọi điện báo và hẹn xuống nhận lại. Hay nhiều lần tôi đứng đợi xe bus thì bỗng thấy người lạ đỗ xe trước mặt và nói “Về khu nào Ecopark em, lên anh/chị chở”. Họ đều là những cư dân, dù không sống cùng khu nhưng thấy mình đeo thẻ cư dân, đứng đợi xe ở điểm đón là không ngại bắt chuyện, mời lên xe về cùng”, anh Hoa nói.
Henry David Thoreau (nhà văn, nhà thơ, nhà triết học người Mỹ) từng viết rằng những người thợ tốt nhất tạc lên đá không phải bằng công cụ sắt hay đồng mà là bàn tay dịu dàng của gió, sự mát lành của nước và cái tâm thư thái bền bỉ lâu dài.
Đó cũng là cách mà chủ đầu tư Ecopark đang bền bỉ kiến tạo nên những đô thị sinh thái với “mã gen” trân qúy thiên nhiên trên cả nước, phát triển từ nội tại, xây dựng những khu đô thị sáng đèn, cộng đồng cư dân văn minh, lịch sự, tử tế để “Eco” không chỉ là một cái tên mà còn là một niềm tự hào, nơi khởi nguồn niềm vui, hạnh phúc của cư dân.
Nguồn tin: https://vneconomy.vn/kham-pha-vung-dat-la-khoi-nguon-cua-nhung-nu-cuoi-hanh-phuc.htm