Friday, 9 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Cà phê triết đạo kỳ 1: Cà phê – thức uống của thời kỳ khai sáng
Kiến Thức

Cà phê triết đạo kỳ 1: Cà phê – thức uống của thời kỳ khai sáng

Last updated: 09/10/2019 9:00 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Từ thế kỷ 18, cà phê đã có mặt trên khắp các châu lục, tham gia một trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử thế giới – cuộc đại Cách Mạng Công Nghiệp. Hơn nữa còn tự mở ra một bước ngoặt mới, trở thành thức uống thúc đẩy tư duy sáng tạo trong thời kỳ khai sáng.

Contents
Hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mịTỉnh thức kiến tạo cuộc sống

Hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mị

Khi nhắc tới thời kỳ Trung cổ, nhiều sử gia gọi nó là “Thời kỳ đen tối”, “Đêm trường Trung cổ”, “Thời kỳ của sự ngu dốt và mê tín”… Một xã hội bị thống trị bởi sự bất ổn. Nạn đói, dịch bệnh, mê tín lan tràn khắp nơi.

Sự sợ hãi và lo lắng lên đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó là bạo lực liên miên khiến con người trở nên hung dữ. Thanh niên có thể là những chiến binh dày dạn, nhưng dễ bị kích động, dễ trầm uất. Cuộc sống lúc nào cũng đầy trắc trở.

Thời đại này, thức uống phổ biến nhất là bia, với giá chỉ 1 xu một gallon (4,5 lít). Trung bình mỗi người dân Tây Âu, từ thế kỷ XI đến XVII tiêu thụ không dưới 3 lít bia mỗi ngày, ngay từ trong bữa sáng.

Tỉnh thức kiến tạo cuộc sống

Năm 1616, người Hà Lan mang được một cây cà phê từ Eden (thành phố cảng của Yemen) về Hà Lan. Từ đây, người Châu Âu nhanh chóng khám phá ra lợi ích về mặt xã hội cũng như dược năng của thứ “thức uống Ả Rập”. Giữa thời thời kỳ đen tối Trung cổ, cà phê trở thành nguồn năng lượng cho các phong trào tri thức và phong trào Phục Hưng.

Cuộc cách mạng tri thức đã khởi nguồn cho thời kỳ Khai sáng và cuộc cách mạng đại công nghiệp trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

Với phương thức lao động đó, cà phê mang đến sự tỉnh thức cho một Châu Âu đang đắm mình trong men bia, cũng như mang đến chất xúc tác sáng tạo, thăng hoa trí tuệ cần thiết để kiến tạo môi trường xã hội tri thức. Một xã hội lý tính, khoa học, hiểu biết có hệ thống về các quy luật tự nhiên… nhằm tiến hành các quy trình và những giải pháp thực thi mới trong lao động. Bên cạnh đó, cà phê giúp người lao động tỉnh táo, mang lại năng suất và tần suất lao động tối đa, góp phần hợp lý hóa tổ chức lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp.

Cà phê dần thay thế bia trở thành thực phẩm chính và được tư bản Châu Âu vinh thăng như thức uống giúp con người cởi trói xiềng xích và tạo tác sự tự do cho bản thân. William Ukers đã viết trong cuốn All about Coffee: “Nó là thứ thức uống cấp tiến nhất thế giới, vì tác dụng của nó là khiến con người luôn phải tư duy”.

Thế kỷ 19, nhu cầu cà phê tăng mạnh trên khắp Châu Âu. Cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng quốc tế mà trong suốt cuối thế kỷ 19, cà phê đã hoàn toàn chuyển dịch nền kinh tế, sinh thái và chính trị của Mỹ La Tinh.

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là còn là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới – Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật…của cà phê trong mọi lĩnh vực của đời sống để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo ”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được! Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

* Đón đọc kỳ sau: Cà phê nhìn từ văn hóa, văn minh
Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Cà phê G7 tăng trưởng thần tốc trên toàn cầu
Next Article Cà phê triết đạo kỳ 2: Cà phê nhìn từ văn hóa, văn minh

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

By Cafe Bệt
Tài Chính

Cho phép thử nghiệm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu, cho vay ngang hàng từ 1/7

By Cafe Bệt
Tài Chính

Xây dựng mạng blockchain “Made in Vietnam”

By Cafe Bệt
Tài Chính

Triển vọng kinh tế khó đoán định, Chủ tịch Fed bác bỏ khả năng sớm giảm lãi suất

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?