Bức Reflet sur la rivière (Suy ngẫm trên dòng sông) của họa sĩ Trần Phúc Duyên đạt mức 110.000 euro (khoảng 2,9 tỷ đồng), thuộc những tranh có giá cao ở phiên của Millon ngày 12/10.
Họa sĩ Trần Phúc Duyên sinh năm 1923 tại Hà Nội. Năm 1941, ông học lớp dự bị của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Nam Sơn và Tô Ngọc Vân dạy. Năm 1942, ông thi đỗ vào khoa Sơn mài, khóa 16. Khóa học của danh họa không hoàn thành hết chương trình 5 năm vì trường phải đóng cửa năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp.
Cuối năm 1954, họa sĩ Trần Phúc Duyên sang Pháp, tiếp tục theo đuổi hội họa. Ở Paris, ông vẫn quyết tâm vẽ sơn mài dù khó tìm nguyên liệu, thời tiết không thuận lợi cho việc thực hiện loại tranh này. Danh họa sống và làm việc tại Thụy Sĩ từ cuối năm 1968 đến khi mất.
Năm ngoái, 150 bức tranh của danh họa lần đầu hồi hương, được trưng bày tại triển lãm Họa duyên tương ngộ. Sinh thời, họa sĩ không có con, chỉ có cháu ở Pháp nên lúc ông qua đời, loạt tranh cũng bị lãng quên, không được bảo quản. Sự kiện khiến nhiều nhà sưu tập quan tâm, bày tỏ nỗi xúc động khi trực tiếp ngắm tranh của ông.
Bức Reflet sur la rivière (Suy ngẫm trên dòng sông) của họa sĩ Trần Phúc Duyên đạt mức 110.000 euro (khoảng 2,9 tỷ đồng), thuộc những tranh có giá cao ở phiên của Millon ngày 12/10.
Họa sĩ Trần Phúc Duyên sinh năm 1923 tại Hà Nội. Năm 1941, ông học lớp dự bị của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Nam Sơn và Tô Ngọc Vân dạy. Năm 1942, ông thi đỗ vào khoa Sơn mài, khóa 16. Khóa học của danh họa không hoàn thành hết chương trình 5 năm vì trường phải đóng cửa năm 1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp.
Cuối năm 1954, họa sĩ Trần Phúc Duyên sang Pháp, tiếp tục theo đuổi hội họa. Ở Paris, ông vẫn quyết tâm vẽ sơn mài dù khó tìm nguyên liệu, thời tiết không thuận lợi cho việc thực hiện loại tranh này. Danh họa sống và làm việc tại Thụy Sĩ từ cuối năm 1968 đến khi mất.
Năm ngoái, 150 bức tranh của danh họa lần đầu hồi hương, được trưng bày tại triển lãm Họa duyên tương ngộ. Sinh thời, họa sĩ không có con, chỉ có cháu ở Pháp nên lúc ông qua đời, loạt tranh cũng bị lãng quên, không được bảo quản. Sự kiện khiến nhiều nhà sưu tập quan tâm, bày tỏ nỗi xúc động khi trực tiếp ngắm tranh của ông.
Nguồn tin: https://vnexpress.net/dau-gia-loat-tranh-cua-danh-hoa-dong-duong-4803820.html