Mới đây, truyền thông đồng loạt đưa tin về một thương vụ gây chấn động Thung lũng Silicon khi Qualcomm, công ty bán dẫn hàng đầu, đang tiếp cận Intel với ý định mua lại. Đây là động thái đáng chú ý trong ngành công nghệ bán dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Intel đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và chiến lược.
Qualcomm, được thành lập năm 1985, đã phát triển thành một công ty trị giá hơn 188 tỷ USD. Công ty này nổi tiếng trong các lĩnh vực như mạng không dây, bộ xử lý điện thoại thông minh và modem, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ di động và viễn thông toàn cầu.
Intel, nhà sản xuất chip kỳ cựu với 56 năm lịch sử, đã trở thành biểu tượng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, công ty đang gặp phải những khó khăn lớn trong thời gian gần đây. Chỉ trong năm 2024, Intel đã mất hơn một nửa giá trị, khiến vốn hóa thị trường chỉ còn khoảng 93 tỷ USD, trong khi các đối thủ như Nvidia đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI).
Những khó khăn của Intel không chỉ nằm ở việc tụt hậu trong công nghệ AI mà còn ở cả mảng sản xuất và chiến lược kinh doanh. Đặc biệt, vào tháng 8/2024, Intel đã mất gần 30 tỷ USD giá trị thị trường sau khi thông báo sa thải 15.000 nhân viên và tạm dừng chia cổ tức từ quý 4/2024.
Intel liên tục gặp khó khăn trên thị trường bán dẫn
>> Vụ Intel hủy kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD: Việt Nam đã có quyết định tỉnh táo?
Các cuộc đàm phán của Qualcomm để tiếp quản hoạt động kinh doanh đang ở giai đoạn đầu và mang tính thăm dò, tuy nhiên vẫn vấp phải nhiều rào cản.
Mặc dù Qualcomm và Intel đã bắt đầu các cuộc đàm phán sơ bộ để tiếp quản hoạt động kinh doanh đang ở giai đoạn đầu và mang tính thăm dò nhưng quá trình này đang gặp phải nhiều rào cản. Patrick Moorhead, một nhà phân tích công nghệ, cho biết Intel có những lĩnh vực kinh doanh mà Qualcomm rất cần, đặc biệt là khả năng sản xuất chip và các lĩnh vực như trung tâm dữ liệu và thị trường PC. Hiện tại, Qualcomm phải thuê công ty TSMC (Đài Loan) để sản xuất chip của mình.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc mua lại này chưa chắc sẽ có lợi cho Qualcomm. Richard Windsor, một nhà phân tích nhấn mạnh rằng mặc dù việc sáp nhập giữa một công ty thiết kế chip như Qualcomm và một công ty sản xuất chip như Intel nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nhiều mảng kinh doanh của Intel có thể không phù hợp với Qualcomm. Ông cũng chỉ ra rằng bộ xử lý x86 của Intel đang tụt hậu so với các sản phẩm của Qualcomm và đối thủ Arm.
Một nhà phân tích tại TF International Securities, thậm chí cho rằng việc Qualcomm mua lại Intel có thể là “thảm họa”. Ông lập luận rằng Qualcomm cần tập trung vào phát triển chip AI cho các thiết bị di động, thay vì đầu tư vào Intel. Mặc dù việc thâu tóm Intel có thể giúp Qualcomm mở rộng thị phần trong thị trường PC AI, Kuo tin rằng Qualcomm đã có chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực này với bộ xử lý trên nền tảng Windows on Arm của Microsoft.
Qualcomm đang đàm phán mua lại Intel nhưng vướng nhiều rào cản
>> Qualcomm muốn mua Intel?
Ông Kuo cũng chỉ ra rằng, dù việc mua lại có thể giúp Qualcomm tăng trưởng nhanh chóng trong mảng PC, nhưng chi phí cho thương vụ này là rất lớn, Qualcomm có thể phát triển mà không cần đến việc sáp nhập Intel.
Giới chuyên gia đặt ra câu hỏi lớn là Qualcomm sẽ huy động vốn như thế nào để mua lại Intel khi tiền mặt hiện có của họ chỉ là 13 tỷ USD. Bên cạnh đó, thương vụ này có thể đối mặt với những rào cản pháp lý, giống như những gì Nvidia gặp phải khi cố gắng mua lại Arm vào năm 2020. Cuối cùng, Nvidia đã phải từ bỏ thương vụ đó vào năm 2022.
Trong khi đó Intel vẫn đang cân nhắc các lựa chọn khác. Vào ngày 22/9, Bloomberg đưa tin rằng gã khổng lồ đầu tư Apollo đã đề xuất đầu tư hàng tỷ USD vào Intel. Đây có thể là một phương án giúp Intel có được nguồn vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch mới mà không cần phải bán mình cho Qualcomm.
Với nhiều yếu tố phức tạp về tài chính, pháp lý và chiến lược, tương lai của thương vụ Qualcomm – Intel vẫn còn bỏ ngỏ. Cả hai công ty đều có những lợi thế riêng, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi cân nhắc liệu việc sáp nhập có thực sự mang lại lợi ích hay không.
Trong lúc này, Qualcomm tiếp tục theo đuổi chiến lược mở rộng và nỗ lực duy trì vị thế trong ngành công nghệ toàn cầu, trong khi Intel vẫn tìm kiếm cách khôi phục sự vững mạnh của mình sau một năm khó khăn.
Mới đây, trên fanpage cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo, một trong những nhà sáng lập Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT), đã chia sẻ quan điểm xung quanh câu chuyện Intel hủy kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam vào cuối năm 2023.
Ông Đỗ Cao Bảo cho biết, thời điểm đó, nhiều người tỏ ra tiếc nuối, thậm chí chỉ trích việc Việt Nam “để vuột mất cơ hội vàng” này. Một số còn cho rằng nguyên nhân là do tình trạng thiếu điện và sự quan liêu từ phía chính phủ. Có người đã lấy ví dụ từ Malaysia, Đức, Ba Lan, và Israel, những quốc gia vẫn tiếp tục được Intel đầu tư, để làm đối chứng với Việt Nam.
>> Thương vụ sáp nhập của Intel và Qualcomm gây lo ngại về luật chống độc quyền
Nguồn tin: https://nguoiquansat.vn/qualcomm-muon-mua-lai-intel-thuong-vu-chan-dong-gioi-cong-nghe-ban-dan-co-nguy-co-that-bai-161094.html