Tại sao lại xảy ra tình trạng ăn uống do căng thẳng?
Theo Tiến sĩ Preeti Nagar, chuyên gia dinh dưỡng tại Cao đẳng và Bệnh viện Viện Khoa học Y khoa Quốc tế Noida (NIIMS), Ấn Độ, căng thẳng sẽ giải phóng nhiều loại hóa chất hoặc hormone trong cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát.
Khi căng thẳng, cơ thể có thể sản xuất hormone ghrelin, hormone này giúp tăng cảm giác đói của cơ thể. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ sản xuất quá nhiều hormone ghrelin, dẫn đến sự thèm ăn liên tục và ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn các loại thức ăn giàu đường và chất béo. Những thức ăn này có nhiều calo và khi bạn tiêu thụ nhiều calo hơn năng lượng bạn sử dụng, bạn sẽ tích trữ chất béo và gây tăng cân và béo phì.
Ăn uống do căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Theo Tiến sĩ Preeti Nagar, ăn uống do căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta theo nhiều cách khác nhau.
– Tăng cân và các vấn đề sức khỏe liên quan.
– Mất cân bằng dinh dưỡng.
– Tác động về mặt cảm xúc.
Làm thế nào để kiểm soát việc ăn uống khi căng thẳng?
Tập thể dục: Đi dạo bên ngoài hoặc tham gia một lớp thể dục nhịp điệu có thể giúp làm giảm mức cortisol, từ đó giảm cảm giác thèm ăn.
Yoga: Bằng cách tập trung vào hơi thở, yoga là một cách tuyệt vời để cải thiện tình trạng căng thẳng.
Ăn uống lành mạnh: Khi cảm thấy thèm ăn, bạn nên chuyển sang ăn những thực phẩm vừa tạo cảm thấy ngon miệng, vừa ít chất béo và calo.
Giao tiếp với mọi người: Khi căng thẳng, thay vì ăn bánh kẹo, bạn nên gọi cho người thân và bạn bè để trò chuyện.
Nguồn tin: https://laodong.vn/suc-khoe/an-uong-do-cang-thang-anh-huong-den-co-the-nhu-the-nao-1381737.ldo