1. Tích tụ mỡ
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ăn thường xuyên, điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó lưu trữ thức ăn trong dạ dày trong thời gian dài hơn, thúc đẩy lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ mỡ thừa trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn mức cơ thể cần sẽ dẫn đến việc tăng cân, béo phì.
2. Dẫn đến bệnh tiểu đường
Thừa cân do ăn quá nhiều là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ăn quá nhiều sẽ ngăn cản các tế bào máu chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng và khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Cản trở giấc ngủ
Ăn quá nhiều khiến bạn cảm thấy uể oải, ảnh hưởng đến giấc ngủ vì sẽ có xu hướng thức khuya. Việc ăn quá nhiều sẽ làm tăng thêm khối lượng công việc cho hệ tiêu hóa, khiến bạn không thoải mái và không thể ngủ say giấc.
4. Tăng nguy cơ sức khỏe tim mạch
Việc bạn ăn quá nhiều có thể giải phóng hormone gây căng thẳng norepinephrine, từ đó làm tăng nhịp tim, huyết áp. Trên thực tế, đối với những người đã mắc bệnh tim, nguy cơ đau tim của họ tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 giờ đồng hồ sau khi ăn một bữa ăn lớn.
5. Gây rối loạn hệ tiêu hóa
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bạn có thể bị một số loại rối loạn tiêu hóa như: trào ngược axit, ợ nóng, hội chứng rò rỉ ruột hoặc IBS, đầy hơi quá mức.
Việc ăn quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh cơn đói bằng cách làm rối loạn các hormone gây đói như ghrelin kích thích sự thèm ăn và leptin ức chế sự thèm ăn.
6. Suy yếu chức năng não
Ăn quá nhiều có thể làm suy yếu chức năng não vì lượng lớn thực phẩm có hàm lượng calo cao sẽ gây mất trí nhớ và suy giảm khả năng tinh thần, làm gián đoạn quá trình sản xuất uroguanylin, một loại hormone giúp truyền tín hiệu no và thỏa mãn cơn thèm ăn đến não.